đề thi HSG văn 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai Phương | Ngày 11/10/2018 | 228

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG


ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)



Câu 1 (4.0 điểm)
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 2.(6 điểm).
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Tờ giấy trắng
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi: - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư ? Và ngài kết luận: - Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
Câu 3. (10 điểm)
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

-------------------------Hết----------------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN 7
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (4 điểm):
Về kĩ năng:
- Nhận diện được các biện pháp tu từ và đặc điểm của nó trong đoạn thơ.
- Xác định được yêu cầu của đề; biết viết đoạn văn trình bày cảm nhận (suy nghĩ, đánh giá, bàn luận…) thể hiện cảm xúc của người viết về vấn đề, đề bài đặt ra; kết hợp hài hoà tình cảm và suy nghĩ.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diến đạt.
2. Về kiến thức:
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng. (0,5đ)
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. (0,5đ)
b. Viết đoạn văn cảm nhận: (3 điểm)
Những ý chính cần thể hiện:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. ( 0,5đ)
- Điệp ngữ cách quãng “vi” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. ( 0,5đ)
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.(0,75đ) - Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai Phương
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)