Đề thi HSG vă 7&ĐA

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Loan | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG vă 7&ĐA thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HSG VĂN 7
TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU năm học 2013-2014
Thời gian làm bài 120 phút.
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm):
Chỉ rõ và phân tích nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau:
Cô Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về chợ hãy còn đông.

Câu 2 (8,0 điểm):
a) Chỉ ra nét tương đồng và đặc sắc của hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.

b) Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng ít nhất hai từ láy và một thành ngữ (gạch chân những từ láy và thành ngữ đó).
Câu 3 (10 điểm):
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên .


.................................. Hết ............................................








Hướng dẫn chấm

Câu
Nội dung
Điểm

1
Chỉ nghệ thuật dùng các từ đồng âm: xuân, thu, đông.
Phân tích giá trị:
Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông.
Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa.
1

0,5


0,5

2
a) Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.
b)HS đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về hình thức: (2 điểm)
Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định
Ít sai lỗi câu từ, chính tả.
Có sử dụng từ láy và thành ngữ theo số lượng yêu cầu.
* Về nội dung: (3 điểm)
- Cảnh Đèo Ngang hoang sơ lúc chiều ta lại được nhìn qua đôi mắt người xa quê nên gợi nỗi buồn vắng, cô đơn. Tâm trạng ấy càng được tô đậm trong 2 câu thơ cuối: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Bà Huyện Thanh Quan vẽ nên cảnh đối lập giữ trời, non, nước và một mảnh tình riêng. Cảnh càng rộng con người càng trở nên nhỏ bé, càng thấy cô đơn.
- Cụm từ “ta với ta” trong câu kết của bài gợi nhớ đến ta với ta trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nhưng không phải là sự tay bắt mặt mừng, vui vầy, ấm áp. Ở đây chỉ có ta với ta, một mình người thơ đối diện với chính mình, không ai chia sẻ mảnh tình riêng cô đơn, buồn bã.



1






1





1






0,5
0,5
1,0



1,0



1,0


1,0



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Loan
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)