De thi HSG tui thich kieu nay

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Thảo | Ngày 15/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: de thi HSG tui thich kieu nay thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRUNG MỸ
ĐỀ THI THỦ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: SINH HỌC


Câu 1:
Muốn xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử cần phải làm gì? Giải thích cách làm và lập sơ đồ lai.
Câu 2:
Trình bày sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Vẽ hình.
Câu 3
Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở Ruồi giấm? Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỷ lệ Đực – Cái ở vật nuôi? điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4
a. Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải thích?
b. Tại sao diễn biến của nhiễm sắc thể trong kỳ sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con tạo thành qua giảm phân?
Câu 5
a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 6
Ở một loài sinh vật, một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con có tổng số 128 nhiễm sắc thể đơn.
a) Xác định số tế bào con được tạo ra.
b) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
c) Tất cả các tế bào con tạo ra sau 4 đợt nguyên phân đều trở thành tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân tạo giao tử. Xác định số giao tử được tạo ra.
Câu 7
a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 8:.
Sự di truyền nhóm máu A; B; AB và O ở người do 3 gen sau chi phối: IA; IB; IO. Hãy viết các kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên.
Câu 9:
Có một tế bào sinh dưỡng của gà (2n= 24 ) nguyên phân một số lần liên tiếp.
Trong tất cả các tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân người ta đếm được có tất cả 768NST.
Hãy xác định số NST cùng trạng thái và số Crômatit có trong các tế bào vào lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kỳ sau đây:
a. Kỳ trung gian b. Kỳ trước c. Kỳ giữa d. Kỳ sau
Câu 10:
Cho một cá thể F1 lai với hai cá thể khác.
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai trong đó có 6.25% cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai trong đó có 25% cây thấp, hạt dài
Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng tương phản với tính trạng cây thấp hạt dài là các tính trạng cây cao hạt tròn
- Biện luận và viết sơ đồ lai cho 2 trường hợp trên.
…………………Hết………………….

(Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm).

Họ và tên thí sinh…………………………số báo danh………………



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Thảo
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)