Đề thi HSG sinh học 9 NH 2015 - 2016 Huyện Nga Sn
Chia sẻ bởi Vũ Đức Tiền |
Ngày 15/10/2018 |
138
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG sinh học 9 NH 2015 - 2016 Huyện Nga Sn thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN
HUYỆN NGA SƠN NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn thi: Sinh Học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: ngày 17 tháng 12 năm 2015
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Trong số các đột biến gen thì loại đột biến nào thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất về cấu trúc của Protein mà nó mã hóa? Giải thích? b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein và từ tế bào này sang tế bào khác?
Câu 2: (3,0 điểm)
Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Mỗi alen đều dài 5100 A0. Gen B có 900 A, gen b có 1200G.
a) Tìm số lượng nucleotit mỗi loại trên mỗi alen?
b) Khi tế bào bước vào kì giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân số lượng từng loại nucleotit trong tế bào là bao nhiêu?
Khi kết thúc giảm phân I, số lượng nucleotit mỗi loại trong tế bào là bao nhiêu?
Câu 3: (3,5 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n=78). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử lưỡng bội bình thường.
a) Tìm số hợp tử hình thành?
Số lượng tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh?
c) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái?
Câu 4: (3,5 điểm)
Trong quá trình phân bào, hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng sau:
a) Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại vào kỳ giữa và giãn xoắn tối đa vào kỳ cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối.
Câu 5: (3,5 điểm)
a) Vì sao ở người các bệnh di truyền liên quan đến giới tính thường biểu hiện ở nam giới ít biểu hiện ở nữ?
b) Đột biến cấu trúc NST có những dạng nào? Tại sao đột biến NST lại gây hại cho con người và sinh vật?
c) Bệnh ung thư máu ở người thuộc dạng đột biến nào? Trên cặp NST nào?
Câu 6: (3,5 điểm)
Ở thực vật gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Người ta lai hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 có 1001 cây hoa đỏ và 1000 cây hoa trắng. Cho các cơ thể F1 giao phấn với nhau được F2 thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 9 cây hoa trắng: 7 cây hoa đỏ.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b) Nếu cho các cây ở F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả F3 sẽ như thế nào?
------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh:......................................................................., Số báo danh:........................
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2015- 2016
Câu I: (3,0 điểm)
Nội dung
Điểm
a) Loại đột biến gen ( liên quan đến một cặp nucleotit) thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất về cấu trúc của protein mà nó mã hóa là đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit vì nó hầu như làm thay đổi hoàn toàn thành phần và trình tự các axitamin trên phân tử protein ma nó mã hóa kể từ vị trí đột biến trở đi.
b) * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.
- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A– U; T – A : G – X ; X – G .
- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:
A – U ; U – A ; G – X ; X – G .
* Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang thế bào
HUYỆN NGA SƠN NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn thi: Sinh Học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: ngày 17 tháng 12 năm 2015
Câu 1: (3,0 điểm)
a) Trong số các đột biến gen thì loại đột biến nào thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất về cấu trúc của Protein mà nó mã hóa? Giải thích? b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein và từ tế bào này sang tế bào khác?
Câu 2: (3,0 điểm)
Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Mỗi alen đều dài 5100 A0. Gen B có 900 A, gen b có 1200G.
a) Tìm số lượng nucleotit mỗi loại trên mỗi alen?
b) Khi tế bào bước vào kì giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân số lượng từng loại nucleotit trong tế bào là bao nhiêu?
Khi kết thúc giảm phân I, số lượng nucleotit mỗi loại trong tế bào là bao nhiêu?
Câu 3: (3,5 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n=78). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử lưỡng bội bình thường.
a) Tìm số hợp tử hình thành?
Số lượng tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh?
c) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái?
Câu 4: (3,5 điểm)
Trong quá trình phân bào, hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng sau:
a) Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại vào kỳ giữa và giãn xoắn tối đa vào kỳ cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối.
Câu 5: (3,5 điểm)
a) Vì sao ở người các bệnh di truyền liên quan đến giới tính thường biểu hiện ở nam giới ít biểu hiện ở nữ?
b) Đột biến cấu trúc NST có những dạng nào? Tại sao đột biến NST lại gây hại cho con người và sinh vật?
c) Bệnh ung thư máu ở người thuộc dạng đột biến nào? Trên cặp NST nào?
Câu 6: (3,5 điểm)
Ở thực vật gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Người ta lai hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 có 1001 cây hoa đỏ và 1000 cây hoa trắng. Cho các cơ thể F1 giao phấn với nhau được F2 thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 9 cây hoa trắng: 7 cây hoa đỏ.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b) Nếu cho các cây ở F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả F3 sẽ như thế nào?
------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh:......................................................................., Số báo danh:........................
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2015- 2016
Câu I: (3,0 điểm)
Nội dung
Điểm
a) Loại đột biến gen ( liên quan đến một cặp nucleotit) thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất về cấu trúc của protein mà nó mã hóa là đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit vì nó hầu như làm thay đổi hoàn toàn thành phần và trình tự các axitamin trên phân tử protein ma nó mã hóa kể từ vị trí đột biến trở đi.
b) * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.
- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A– U; T – A : G – X ; X – G .
- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:
A – U ; U – A ; G – X ; X – G .
* Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang thế bào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Đức Tiền
Dung lượng: 93,50KB|
Lượt tài: 12
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)