Đề thi HSG Sinh 9 cấp thị xã 15-16

Chia sẻ bởi Vũ Trần Duy Hưng | Ngày 15/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Sinh 9 cấp thị xã 15-16 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 – NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 12/12/2015
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2,5 điểm)
Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Nêu tóm tắt các cơ chế của hiện tượng di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau:
CƠ SỞ VẬT CHẤT
CƠ CHẾ
HIỆN TƯỢNG

CẤP PHÂN TỬ: ADN




CẤP TẾ BÀO: NST





Câu 2: (4 điểm)
Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân?
Em hãy giải thích vì sao NST là cơ sở cật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị cấp độ tế bào?
Câu 3: ( 3.5 điểm)
Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu:
Aa Bb Dd XY .
a.Hãy xác định tên và giới tính của loài này ?
b.Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ?
c.Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân .
Câu 4: (3,5 điểm)
Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.
Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
Câu 5: ( 2 điểm)
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y.
a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết
- Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích?
- Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?
b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?
Câu 6: (2 điểm)
Phân biệt đột biến gen với đột biến NST.
Câu 7: (2 điểm) Cho biết ở 1 loài gà, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.
Gen A: Chân cao, gen a: chân thấp
Gen B: cánh dài, gen b: cánh ngắn
Người ta tiến hành lai phép lai và thu được kết quả như sau ở F1
37,5% số cá thể có chân cao ,cánh dài
37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài
12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn
12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
a) Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.
b) Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với chân thấp, cánh ngắn thì kết quả lai sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Câu
Đáp án
Điểm


Câu 1:


a)- Các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Màng phế nang của phổi, màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng, tạo thuận lợi cho khuếch tán khí.
*ở phổi:
0- Khí ô xi: trong phế nang cao hơn trong mao mạch nên ô xi khuếch tán từ phế nang vào máu.
- Khí CO2: trong mao mạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trần Duy Hưng
Dung lượng: 30,27KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)