De thi hsg sinh 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan |
Ngày 15/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: de thi hsg sinh 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi sinh 9
Năm học 2009- 2010
Thời gian làm bài: 120 Phút
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: ở bí ngô tính trạng quả màu trắng được qui định bởi gen A là trội hoàn toàn so với quả màu vàng được qui định bởi gen a.
1. Khi lai cây có kiểu gen dị hợp về tính trạng quả màu trắngvới cây có tính trạng quả màu vàng thì F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 100% Aa B. 100% aa
C. 50% Aa : 50% aa D. 25% AA: 50% Aa: 25 % aa
2. Khi lai 2 cây có kiểu gen dị hợp về tính trạng quả màu trắng với nhau thì F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 100% Aa B. 100% a a
C. 50% Aa : 50% aa D. 25% AA: 50% Aa: 25 % aa
Câu 2: Hoạt động nào của NST dưới đây chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
B. Sự phân ly về 2 cực của tế bào của các NST đơn.
C. Sự phân ly độc lập của các NST kép.
D. Cả A và C
Câu 3: Có 10 tế bào sinh dục thuộc cùng một loài tiến hành phân bào nguyên nhiễm.
1. Nếu 10 tế bào này đều nguyên phân 5 lần thì số tế bào con được tạo ra là:
A. 80 B. 120 C. 160 D. 320
2. Nếu 10 tế bào đều thự hiện nguyên phân một số đợt bằng nhau và thu được 160 tế bào con thì mỗi tế bào thực hiện nguyên phân số lần là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4: ở một loài động vật con đực sinh ra 256 tinh trùng ,con cái sinh ra 64 tế bào trứng. Khi tinh trùng thụ tinh với tế bào trứng và hình thành 8 hợp tử thì:
1. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là:
A. 3,125% B. 6,25% C. 12,5 % D. 25%
2. Hiệu suất thụ tinh của trứng là:
A. 3,125% B. 6,25% C. 12,5 % D. 25%
Câu 5: Một chuột cái đẻ được 6 chuột con. Biết tỉ lệ sống sót của hợp tử là 75%. Số hợp tử được tạo thành là:
A. 6 B. 7 C .8 D. 9
Câu 6: Một gen có chiều dài 4080 A0 . 1 đột biến đã làm mất 1 cặp nuclêôtít của gen. Số nuclêôtít của gen sau khi bị đột biến là:
A. 2400 B. 2399 C. 2401 D. 2398
Câu 7: Một đoạn của phân tử ADN có 120 chu kì xoắn. Chiều dài của đoạn ADN đó là:
A. 4080A0 B. 3060 A0 C. 5100 A0 D. 8160 A0
Câu 8: Cơ chế hình thành thể đa bội là:
A. Tất cả các cặp NST không phân ly.
B . Rối loạn phân ly của 1 vài cặp NST.
C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN.
D. Rối loạn phân ly của 1 cặp NST.
Câu 9: Bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính?
A. Bệnh Đao và ung thư máu. B. Bệnh Bạch tạng.
C. Bệnh mù màu đỏ và lục và bệnh máu khó đông.
D. Bệnh máu khó đông và bệnh Đao.
Câu 10: Bệnh máu khó đông do 1 gen qui định và nằm trên NST giới tính. Gen A - Không mắc bệnh, gen a- mắc bệnh. Một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)