đề thi hsg sinh 9

Chia sẻ bởi Đinh Khánh Hà | Ngày 15/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg sinh 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG THCS THÈN SIN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
Lớp: 9 Môn: Sinh
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian chép đề)


A. ĐỀ BÀI

I. LÝ THUYẾT( 12 điểm)
Câu 1(5đ):
a) (2đ) Tại sao nói trong giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
b) (2đ) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ARN với ADN là gì?
c) (2đ) Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn ADN ) ( m ARN ( Prôtêin ( tính trạng
Câu 2(2,5đ) :Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 3(4,5đ): Cơ chế và hậu quả những đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người? cách phát hiện?

II. BÀI TẬP( 8 điểm)
Câu 4 (4 điểm)
Ở lúa, thân cao và hạt mẩy là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt lép. Hai cặp tính trạng chiều dài thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. Trong 1 phép lai phân tích của các cây F1 người ta thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau là thân cao, hạt mẩy; thân cao, hạt lép; thân thấp, hạt mẩy; thân thấp, hạt lép.
a) Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích của F1 nói trên.
b) Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ phép lai giữa 2 cây bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 5 (4 điểm)
Trong 1 đoạn phân tử ADN, hiệu số nuclêôtit loại A với một loại khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Cho biết loại T bằng 750 nuclêôtit .
a) Tính chiều dài, khối lượng của đoạn ADN nói trên.
b) Gen trên tự nhân đôi 4 lần, tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp.








B. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm

1
a
(1đ)

- Ta nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với TB ban đầu.
- GP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về 2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễm.

0,5

0,5

b
(2đ)
Điểm khác nhau giữa cơ chế tổng hợp ADN và ARN:

Cơ chế tổng hợp ADN
 Tổng hợp ARN

- Xảy ra trên cả 2 mạch đơn của phân tử ADN.
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu: A,T, G, X.
- NTBS : A-T, G- X
- Enzim xúc tác chủ yếu là ADN pôlimeraza
- Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ. Trong mỗi ADN con có 1 mạch mới được tổng hợp mới.
- Xảy ra trên từng mạch riêng rẽ tại
1 mạch đơn của gen.
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu : A, U, G, X.
- NTBS : A- U, G – X.
- Enzim xúc tác chủ yếu là ARN pôlimeraza.
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có
số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen
(chỉ thay T bằng U)




c
(2đ)
*Bản chất, mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen(
m ARN (Prôtein (tính trạng :ADN là khuôn mẫu tổng hợp ARN , ARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên protein của cơ thể. Prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
- Trong đó trình tự các nu trên ADN quy định trình tự các nu trên ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin, prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

1



1

2
(2,5)
* Thường biến : là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới
ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
* Phân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Khánh Hà
Dung lượng: 60,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)