ĐỀ THI HSG SINH

Chia sẻ bởi Lê Mạnh Hùng | Ngày 15/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG SINH thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD VÀ ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm nài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
Khi cho lai 2 giống đậu Hà Lan có hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn với nhau thu được F1 toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 315 hạt vàng, trơn: 101 hạt vàng, nhăn: 108 hạt xanh, trơn: 32 hạt xanh, nhăn.
a) Giải thích kết quả phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào?
b) Đem các hạt vàng, trơn ở F2 lai với hạt xanh, nhăn thì thu được F3 có 50% hạt vàng. Trơn: 50% hạt vàng, nhăn.
Tìm kiểu gen của các cây F2 đó và viết sơ đồ lai.
Câu 2: (4 điểm)
Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I (kì sau I) là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân.
Câu 3: (2 điểm)
Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24
Quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lá lưỡng bội của lúa nước diễn ra liên tiếp 4 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở:
Kì giữa thì có bao nhiêu crômatit và tâm động?
Kì sau thì có bao nhiêu NST đơn?
Câu 4: (3 điểm)
So sánh quá trình tự sao ADN với quá trình tổng hợp ARN.
Câu 5: (3 điểm)
Hai gen dài bằng nhau và bằng 0,51 µm. Gen 1 có hiệu số nuclêotit loại A và 1 loại nuclêotit khác bằng 10% số luclêotit của gen. Gen thứ 2 có số luclêotit loại A ít hơn loại A của gen 1 là 240 luclêotit. Hãy xác định từng loại luclêotit của mỗi gen?
Câu 6: (4 điểm)
a) Cơ chế nào dẫn đến hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n +1) và (2n – 1)?
b) Phân biệt thường biến với đột biến?
_Hết_

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: SINH HỌC

CÂU
ĐÁP ÁN
B.ĐIỂM

Câu 1

































a) * Xét từng cặp tình trạng ở F2:
- Về màu hạt:
vàng
xanh =
315+101
108+32 =
416
140 ≈
3
1

=> + Tuân theo quy luật phân li của Men đen.
+ Tính trạng hạt vàng là trội, hạt xanh là lặn.
+ KG của F1 dị hợp.
- Về hình dạng vỏ:

nhăn
315+108
101+32
423
133
3
1

=> + Tuân theo quy luật phân li của Men đen.
+ Tính trạng vỏ trơn là trội, vỏ nhăn là lặn.
+ KG của F1 dị hợp.
* Kết hợp 2 cặp tính trạng ở F2.
- Tỉ lệ phân li của F2 là: 315 vàng, trơn: 101 vàng, nhăn: 108 xanh, trơn: 32 xanh, nhăn.
Tương đương với tỉ lệ 9VT: 3VN: 3XT: 1XN = (3:1) (3:1)
Như vậy các gen chi phối các tính trạng này di truyền độc lập với nhau hay kết quả lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập của Men đen.
b) Quy ước gen: A – hạt vàng B – hạt trơn
a – hạt xanh b – hạt nhăn
- Phép lai giữa cây F2 vàng, trơn với cây có hạt xanh, nhăn là phép lai phân tích.
- Kết quả F3:
+ 100% hạt màu vàng => KG của hạt vàng F2 đồng hợp (AA)
+ 50% hạt trơn: 50% hạt nhăn => KG của hạt trơn F2 dị hợp (Bb)
=> KG của các cây vàng, trơn F2 là AABb.
KG của cây có hạt xanh, nhăn là aabb.
- Sơ đồ lai: F2 vàng, Trơn x xanh, nhăn.
AABb aabb
G. AB,Ab ab
F3. AaBb Aabb
(vàng, trơn) (vàng, nhăn)
Kết quả: - Số tổ hợp 2
- Tỉ lệ KG: 1 AaBb: 1 Aabb
- Tỉ lệ KH: 1 vàng, trơn: 1 vàng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mạnh Hùng
Dung lượng: 24,89KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)