Đề thi HSG Olympic lớp 7 cấp Tỉnh môn Ngữ Văn - Đề thi đề nghị
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 11/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Olympic lớp 7 cấp Tỉnh môn Ngữ Văn - Đề thi đề nghị thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ……………………
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP NGUỒN – LỚP 7 CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn.
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
a) Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ?
b) Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca dao than thân?
c) Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy cho biết tên tác phẩm đó, tác giả và thể loại của tác phẩm? Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm ấy có gì khác so với các bài ca dao than thân dân gian?
d) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày một vài suy nghĩ của em về “thân phận” và vai trò của người phụ nữ ngày nay để thấy được sự khác biệt của xã hội xưa và nay.
Câu 2: (1,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Quỳnh nhớ về người bà của mình với “tiếng gà trưa”.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Trong khi đó, nhà thơ Bằng Việt khi nghĩ về bà thì hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”)
Câu 4: (12,0 điểm)
Có nhận xét như sau về các bài ca dao dân gian: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình.”
Bằng việc phân tích một số bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ văn 7 (và đã đọc thêm), em hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định trên. Qua đó, trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm trong ca dao.
--------------Hết-----------------
Họ và tên thí sinh…………………………………… Số báo danh……………………
Chữ ký của của giám thị 1………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ……………………
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP NGUỒN – LỚP 7 CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn 7.
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Hướng dẫn chấm có 4 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt,…);
- GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu đã quy định.
- GK nên đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt được yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kỹ năng.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25đ. (không làm tròn số)
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1: (3,0 điểm)
NỘI DUNG
ĐIỂM
a) Thân phận của người phụ nữ:
+ Cuộc sống hoàn toàn bị lệ thuộc của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân, không có quyền tự lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình.
+ Thân phận mỏng manh, chông chênh “như tấm lụa đào” và bản thân như một món hàng được đem ra bán “phất phơ giữa chợ”. Người phụ nữ lo lắng, băn khoăn về người chồng tương lai của mình “biết vào tay ai”.
TỈNH ……………………
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP NGUỒN – LỚP 7 CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn.
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1: (3,0 điểm)
Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
a) Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ?
b) Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca dao than thân?
c) Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy cho biết tên tác phẩm đó, tác giả và thể loại của tác phẩm? Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm ấy có gì khác so với các bài ca dao than thân dân gian?
d) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày một vài suy nghĩ của em về “thân phận” và vai trò của người phụ nữ ngày nay để thấy được sự khác biệt của xã hội xưa và nay.
Câu 2: (1,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Quỳnh nhớ về người bà của mình với “tiếng gà trưa”.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Trong khi đó, nhà thơ Bằng Việt khi nghĩ về bà thì hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”)
Câu 4: (12,0 điểm)
Có nhận xét như sau về các bài ca dao dân gian: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình.”
Bằng việc phân tích một số bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ văn 7 (và đã đọc thêm), em hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định trên. Qua đó, trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm trong ca dao.
--------------Hết-----------------
Họ và tên thí sinh…………………………………… Số báo danh……………………
Chữ ký của của giám thị 1………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ……………………
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP NGUỒN – LỚP 7 CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn 7.
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Hướng dẫn chấm có 4 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo (GK) có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt,…);
- GK nên khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu đã quy định.
- GK nên đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt được yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kỹ năng.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25đ. (không làm tròn số)
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1: (3,0 điểm)
NỘI DUNG
ĐIỂM
a) Thân phận của người phụ nữ:
+ Cuộc sống hoàn toàn bị lệ thuộc của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân, không có quyền tự lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình.
+ Thân phận mỏng manh, chông chênh “như tấm lụa đào” và bản thân như một món hàng được đem ra bán “phất phơ giữa chợ”. Người phụ nữ lo lắng, băn khoăn về người chồng tương lai của mình “biết vào tay ai”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 8
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)