Đề thi HSG Olympic lớp 6 cấp Tỉnh môn Ngữ Văn 2014-2015
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 11/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Olympic lớp 6 cấp Tỉnh môn Ngữ Văn 2014-2015 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỒ BỘ MÔN : NGỮ VĂN
--------------------------------
ĐỀ THI MINH HỌA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI OLYMPIC
LỚP 7 NĂM HỌC 2014-2015
----------------------------
MÔN THI: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 28/03/2015
Câu 1 (2,0 điểm):
Cho đoạn trích thơ sau :
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 7, tr.158, tập một, NXB GD, năm 2008)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ qua những dòng thơ trên.
Câu 2 (6,0 điểm) :
Suy ngẫm của em về câu chuyện dưới đây (bài viết không quá 01 trang giấy thi):
Bức tranh tuyệt vời
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao thượng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình ở đó có cái đẹp”. Họa sĩ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?”
Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu thương trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Câu 3 (12,0 điểm):
Cảm nhận của bản thân về tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” (SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD, năm 2008).
-----------------HẾT---------------
Họ và tên thí sinh:…………………………………
Số báo danh:………………………………………..
Chữ ký giám thị số 1:………………
TỒ BỘ MÔN : NGỮ VĂN
--------------------------------
ĐỀ THI MINH HỌA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI OLYMPIC
LỚP 7 NĂM HỌC 2014-2015
----------------------------
MÔN THI: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 28/03/2015
Câu 1 (2,0 điểm):
Cho đoạn trích thơ sau :
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 7, tr.158, tập một, NXB GD, năm 2008)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ qua những dòng thơ trên.
Câu 2 (6,0 điểm) :
Suy ngẫm của em về câu chuyện dưới đây (bài viết không quá 01 trang giấy thi):
Bức tranh tuyệt vời
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao thượng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình ở đó có cái đẹp”. Họa sĩ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?”
Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong mắt các con, tình yêu thương trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Câu 3 (12,0 điểm):
Cảm nhận của bản thân về tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” (SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD, năm 2008).
-----------------HẾT---------------
Họ và tên thí sinh:…………………………………
Số báo danh:………………………………………..
Chữ ký giám thị số 1:………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 43,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)