ĐỀ THI HSG NINH THUẬN 2014-2015

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG NINH THUẬN 2014-2015 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Họ tên TS: ...............................................................
Số BD: .......................
Chữ ký GT 1: .....................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH THUẬN
(Đề thi chính thức)


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
Khóa ngày: 09 / 11 / 2014
Môn thi: Sinh học Cấp: THCS
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)




ĐỀ:
(Đề thi có 02 trang/20 điểm)
Bài 1: Quan sát hình vẽ A, B, C, D của một tế bào đang thực hiện quá trình phân bào:

a. Gọi tên từng hình vẽ A, B, C, D và sắp xếp lại theo thứ tự diễn ra của quá trình phân bào này?
b. Đặc trưng của nhiễm sắc thể ở mỗi hình vẽ A, B, C, D?
c. Một hợp tử của người có 2n = 46. Nếu hợp tử này đang ở hình D của hình vẽ trên, thì số nhiễm sắc thể kép, số tâm động, số crômatit là bao nhiêu ?
Bài 2: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 5.100 Ăngstron. Gen trội A có có G + X = 30% tổng số nuclêôtit của gen; gen lặn a có 4.050 liên kết hiđrô.
a. Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b. Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
c. Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?
Bài 3: Xét ví dụ sau:
Ở người, tính trạng nhóm máu được xác định như sau: Kiểu gen IAIA; IAIO xác định nhóm máu A; Kiểu gen IBIB; IBIO xác định nhóm máu B; Kiểu gen IOIO xác định nhóm máu O; Kiểu gen IAIB xác định nhóm máu AB. Bố có nhóm máu B, mẹ có nhóm máu A. Con sinh ra có đứa có nhóm máu O, có đứa có nhóm máu AB.
Sự di truyền tính trạng nhóm máu ở người có tuân theo quy luật phân li của Menđen không? Giải thích?
Bài 4: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, người có gen trội M không bị bệnh này. Gen M và m đều không có trên nhiễm sắc thể Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này. Biết bố, mẹ của cặp đồng sinh trên đều có máu đông bình thường và trong giảm phân ở cả bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:
a. Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích.
b. Người bị bệnh nói trên thuộc giới tính nào? Vì sao?
Bài 5: Đọc nội dung thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) thì ở Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra. Trong đó khoảng 22.000-30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh ở nhiều dạng bệnh khác nhau như: 1.400-1.800 trẻ bị down (Trisomy 21); 10.000-20.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 2.200 trẻ mắc tan máu bẩm sinh thể nặng; 200-250 trẻ bị hội chứng ewards (Trisomy 18); 1.000-1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300-400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh... Những con số này quả là đáng báo động và dự báo sẽ còn cao hơn nữa nếu như biện pháp sàng lọc trước sinh và sơ sinh vẫn còn bị các bà mẹ mang thai thờ ơ.
Sàng lọc trước sinh thực hiện ở 6 tháng đầu thai kỳ. 3 tháng đầu tiến hành siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào lúc tuổi thai từ 11-13 tuần và thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng down. 3 tháng giữa thai kỳ thực hiện xét nghiệm vào lúc tuổi thai từ 14-21 tuần để siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi. Lúc tuổi thai từ 20-24 tuần giúp phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch… và các dị tật”.
(Theo Huyền Anh, PetroTimes số 335)
a. Các bà mẹ đang mang thai có cần thiết khám sàng lọc trước sinh? Vì sao?
b. Các xét nghiệm dựa trên cơ sở nào để chẩn đoán dị tật thai nhi?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)