đề thi hsg năng khieu 8
Chia sẻ bởi Hà Thị Thu Hằng |
Ngày 16/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg năng khieu 8 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS CHÍ TIÊN
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN: LỊCH SỬ 8
(Thời gian: 150 phút- không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 2: (4 điểm)
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 3: (1 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri?
Chí Tiên, ngày tháng năm 2009
Duyệt của BGH Người thẩm định đề Người ra đề
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8
Câu 1: ( 5 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
* Học sinh cần chứng minh được qua nội dung các điều ước triều đình Huế đã lần lượt kí với thực dân Pháp và một số việc làm của triều đình:
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế đã kí lần lượt với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6- 1862) gồm 12 khoản, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi, trong đó có những điều khoản chính như: Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ ( Gia Định, Định Tường, Nam Hoà) và đảo Côn Lôn; mở một số cửa biển cho Pháp vào tự do buôn bán; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 228 vạn lạng bạc, kèm theo nhiều nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự…. Điều ước này thể hiện sự nhượng bộ đầu tiên, bước đầu hàng đầu tiên của triều đình Nguyễn đối với kẻ xâm lươc.
Sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6- 1862),triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì. Việc làm này của triều đình chứng tỏ thái độ sợ dân hơn sợ giặc của vua tôi nhà Nguyễn.
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình ngày 24 – 6- 1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Không những không lãnh đạo nhân dân đấu tranh, triều đình còn ra sức vơ vét tiền của nhân dân để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp. Triều đình nhu nhược, vẫn muốn dung con đường thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến, chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang lo sợ, còn quân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp hiệp ước Giáp Tuất ( 15- 3- 1874). Theo bản hiệp ước này, Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng triều đình Huế cũng phải chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ, cam kết mở cửa Thị Nại ( Quy Nhơn), Cửa Ninh Hải( Hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán và người Pháp có quyền đặt lại lãnh sự quán của mình ở những điểm này; đồng thời cho phép thương nhân giáo sĩ tự do buôn bán trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với hiệp ước này triều đình Huế đã làm mất một phần quan trọng độc lập chủ quyền Việt Nam, xác lập quyền về kinh tế của tư bản Pháp trên khắp nước ta. Điều ước 1874 là mốc đánh dấu sự nhượng bộ, thoả hiệp mới cao hơn của triều đình nhà Nguyễn.
Trong gần mười năm, kể từ sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn chẳng những không làm gì để đẩy mạnh nền kinh tế đất nước mà còn làm cho đất nước ngày càng suy yếu. Pháp chiếm Bắc Kì lần thứ hai, nhưng lần này cũng thất bại ở Cầu Giấy, chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng nhưng không thành. Pháp tấn công vào Thuận An, triều đình xinh đình chiến và chấp nhận ký hiệp ước Hac- măng( 25-8-1883), gồm 27 điều khoản
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN: LỊCH SỬ 8
(Thời gian: 150 phút- không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 2: (4 điểm)
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 3: (1 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri?
Chí Tiên, ngày tháng năm 2009
Duyệt của BGH Người thẩm định đề Người ra đề
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8
Câu 1: ( 5 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
* Học sinh cần chứng minh được qua nội dung các điều ước triều đình Huế đã lần lượt kí với thực dân Pháp và một số việc làm của triều đình:
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế đã kí lần lượt với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6- 1862) gồm 12 khoản, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi, trong đó có những điều khoản chính như: Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ ( Gia Định, Định Tường, Nam Hoà) và đảo Côn Lôn; mở một số cửa biển cho Pháp vào tự do buôn bán; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 228 vạn lạng bạc, kèm theo nhiều nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự…. Điều ước này thể hiện sự nhượng bộ đầu tiên, bước đầu hàng đầu tiên của triều đình Nguyễn đối với kẻ xâm lươc.
Sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6- 1862),triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì. Việc làm này của triều đình chứng tỏ thái độ sợ dân hơn sợ giặc của vua tôi nhà Nguyễn.
Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình ngày 24 – 6- 1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Không những không lãnh đạo nhân dân đấu tranh, triều đình còn ra sức vơ vét tiền của nhân dân để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp. Triều đình nhu nhược, vẫn muốn dung con đường thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến, chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang lo sợ, còn quân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp hiệp ước Giáp Tuất ( 15- 3- 1874). Theo bản hiệp ước này, Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng triều đình Huế cũng phải chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ, cam kết mở cửa Thị Nại ( Quy Nhơn), Cửa Ninh Hải( Hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán và người Pháp có quyền đặt lại lãnh sự quán của mình ở những điểm này; đồng thời cho phép thương nhân giáo sĩ tự do buôn bán trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với hiệp ước này triều đình Huế đã làm mất một phần quan trọng độc lập chủ quyền Việt Nam, xác lập quyền về kinh tế của tư bản Pháp trên khắp nước ta. Điều ước 1874 là mốc đánh dấu sự nhượng bộ, thoả hiệp mới cao hơn của triều đình nhà Nguyễn.
Trong gần mười năm, kể từ sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn chẳng những không làm gì để đẩy mạnh nền kinh tế đất nước mà còn làm cho đất nước ngày càng suy yếu. Pháp chiếm Bắc Kì lần thứ hai, nhưng lần này cũng thất bại ở Cầu Giấy, chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng nhưng không thành. Pháp tấn công vào Thuận An, triều đình xinh đình chiến và chấp nhận ký hiệp ước Hac- măng( 25-8-1883), gồm 27 điều khoản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Thu Hằng
Dung lượng: 22,02KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)