Đề thi HSG môn Sinh học 9

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Châu | Ngày 15/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Sinh học 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS: Thái Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Sinh học ; LỚP: 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ? Một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào (2 điểm)
Câu 2: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính. (2 điểm)
Câu 3: Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.
Tính số hợp tử tạo thành.
Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai.
(? điểm)
Câu 4: Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt.
Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được đời F2 có 6000 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 375 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai.
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2.
(? Điểm)
Câu 5: Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?(? Điểm)
Câu : Một hợp tử ở người có 2n = 46. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân có số nhiễm sắc thể kép, số tâm động, số crômatit là bao nhiêu ?
Câu 5: Nhiễm sắc thể là gì? Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Câu 5: Một phân tử ADN dài 5,1 . 106 A0 .
a.Tính số lượng nuclêôtít mỗi loại trong phân tử ADN đó. Biết rằng số nuclêôtít loại A = 20% tổng số nuclêôtít
b.Khi ADN nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtít mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu?
c.Tính khối lượng của phân tử ADN, cho biết khối lượng trung bình của mỗi nuclêôtít là 300 đvC.
Câu 6: Từ một thí nghiệm cây trồng, người ta theo dõi hai cặp tính trạng về chiều cao thân và hình dạng hạt, nhận thấy chúng di truyền độc lập với nhau.
Tiến hành giao phấn giữa cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu hình thân cao, hạt dài với một cây khác thu được F1 có kết quả như sau:
105 cây có thân cao, hạt dài
104 cây có thân cao, hạt tròn
103 cây có thân thấp, hạt dài
107 cây có thân thấp, hạt tròn
Biện luận để giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Câu 7: Có 4 tế bào mầm của thỏ cái đều nguyên phân 3 lần bằng nhau. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành số noãn bào bậc 1 giảm phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25% . Tỉ lệ sống và phát triển bình thường của hợp tử chiếm 50% số hợp tử tạo thành. Hãy xác định:
a.Tổng số thể cực đã được tạo ra từ quá trình giảm phân nói trên.
b.Số thỏ con đã được sinh ra.
c.Số lượng trứng không được thụ tinh.
Câu 8: Một đoạn ADN có T = 800, X = 700 .khi đoạn ADN đó tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
Số đoạn ADN con được tạo ra?
Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN đã cho.

Câu 9: Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa trong trồng trọt và chăn nuôi?



Hết


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi : ..............................- LỚP 9

Nội dung
Điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Châu
Dung lượng: 79,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)