đề thi HSG lớp 9

Chia sẻ bởi Trần Văn Lâm | Ngày 15/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG lớp 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

------------------------------------------------
Câu 1.
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?
b. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Câu 2.
a. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau.
- Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.
- Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500.
Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ?
Câu 3.
a. Trong hình vẽ một tế bào có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết:
- Hình vẽ muốn mô tả tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào?
- Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào mô tả trong hình vẽ nói trên là bao nhiêu?
b. Ở một số loài giao phối, đôi khi bắt gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày các cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên?
Câu 4.
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y.
a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết
- Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích?
- Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?
b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?
Câu 5.
Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:
- Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường.
- Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi .
Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.















HƯỚNG DẪN CHẤM Môn SINH HOC

Câu

Nội dung

1
(1,0 đ)
a
 Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền…
+ Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X)…..……
+ Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại)…… …………………………………………..……..
+ Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã (anticôdon ) khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côđon) trên mARN ( A -U, G -X)….


b
 Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng : Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng …………….. …….
(Học sinh có thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Lâm
Dung lượng: 87,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)