ĐỀ THI HSG LỚP 8

Chia sẻ bởi Hoàng Thanh Sắc | Ngày 17/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG LỚP 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
TRƯỜNG THCS HẠ HÒA Năm học 2013-2014
MÔN : ĐỊA LÍ
( Thời gian làm bài 120 phút)
ĐỀ BÀI

Câu 1 (4,0 điểm):
So sánh địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

Câu 2 (2,0 điểm):
Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái?

Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Hãy trình bày khái quát về biển Đông ?
b. Hãy trình bày ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào ?

Câu 4. (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.


Câu 5. ( 5 điểm )
Cho bảng số liệu sau:
Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
Tháng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Lượng mưa(mm)
19,5
25,6
34,5
104,2
222,0
315,7
271,9
335,2
271,9
170,1
59,9
17,8

Lưu lượng
( m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746


- Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và lương dòng chảy các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
- Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)


Học sinh được sử dụng át lát địa lí
****************************************

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1(4điểm)
* So sánh điểm giống và khác nhau giữa địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:
- Giống nhau: đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp tạo thành, vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, dân cư tập trung đông đúc.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15.000 km2, địa hình cao hơn; có hệ thống đê sông chống lũ dài, chia đồng bằng thành các ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê 3-7m, không được bồi đắp tự nhiên nữa; giữa đồng bằng nhô lên một số đồi núi thấp, ra sát biển có các cồn cát duyên hải.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích rộng 40.000 km2, địa hình thấp hơn; không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt; có các vùng trũng rộng lớn bị ngập sâu vào mùa lũ (Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên-Châu Đốc-Hà Tiên-Rạch Giá); phía tây nam (ở Cà Mau) có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn, về phía biển có các cồn cát duyên hải.
* Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu: do nằm ở chân núi Trường Sơn, bị các dãy núi lan ra sát biển chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Trong quá trình hình thành, vai trò bồi đắp phù sa của sông không đáng kể nên đất đai kém phì nhiêu.



1,0 đ



1,0 đ




1,0 đ





1,0 đ



Câu 2 (2điểm)
Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái:
- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn với sú, vẹt, đước,... cùng với các loài cua, cá, tôm... và chim, thú.
- Vùng đồi núi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng kín thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể), rừng thưa rụng lá (rừng khộp ở Tây Nguyên), rừng tre nứa (Việt Bắc), rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, chủ yếu là những khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thanh Sắc
Dung lượng: 68,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)