De thi HSG lich su
Chia sẻ bởi Ngô Quốc Thể |
Ngày 12/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG lich su thuộc Đại số 7
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ (VÒNG 1)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————
I - Lịch sử Việt Nam (5,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Câu 2 (2,0 điểm): So sánh những điểm khác nhau giữa phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX với phong trào yêu nước và cách mạng những năm đầu thế kỷ XX theo bảng sau:
Nội dung so sánh
Các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX
Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX
Mục đích
Lãnh đạo
Hình thức đấu tranh
Lực lượng tham gia
Kết quả, ý nghĩa
II - Lịch sử thế giới (5,0 điểm):
Câu 1( 3,0 điểm): Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn?
Câu 2( 2,0 điểm): Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc?
-----------------------------------------------------
Hướng dẫn chấm
I - Lịch sử Việt Nam (5,0 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm): Chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực …
- Xuất xứ câu nói: Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và bị đưa ra chém, ông đã khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây. (0,25đ)
- ý nghĩa câu nói: Khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. (0,25 đ)
- Chứng minh:
+ Mặt trận Đà Nẵng: Ngay khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trống” … (0,25 đ)
+ Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch … (0,25 đ)
+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công…
Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) phong trào chống Pháp tiếp tục lên cao, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định (1862 – 1864) … (0,25 đ)
+ Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì:
Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền … lãnh đạo nhân dân đánh giặc.
Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị … (0,5 đ)
+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quốc Thể
Dung lượng: 49,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)