Đề thi HSG huyện Yên Lạc năm 2012-2013
Chia sẻ bởi Phạm Văn Phương |
Ngày 17/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG huyện Yên Lạc năm 2012-2013 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD - ĐT
YÊN LẠC
KỲ THI HSG LỚP 8 NĂM HỌC 2O12-2O13
ĐÊ THI MÔN: HÓA HỌC 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I: (2 điểm)
1. Cho những chất sau: H2 O, HCl, C, Cu, KMnO4, P, Zn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế các chất sau: CuCl2, O2, H2, H3 PO4, CO2.
(Các dụng cụ coi như có đủ)
2. Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống đã được đốt nóng mắc nối tiếp đựng các oxit sau:
Ống 1 chứa 0,05 mol CuO, ống 2 chứa 0,01 mol CaO, ống 3 chứa 0,05 mol
Al2O3, ống 4 chứa 0,04 mol Na2O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hãy nêu hiện tượng và tính khối lượng chất có trong mỗi ống.
Câu II: (2điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn m(g) chất X cần 24,64 lít khí oxi (đktc) thu được 32 (g) sắt (III) oxit và 17,92 (l) khí lưu huỳnh đi oxit ở (đktc). Tìm CTPT của X biết rằng: công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. Viết phương trình phản ứng cháy của X.
2. Hòa tan hoàn toàn 0,5(g) hỗn hợp gồm kẽm và một kim loại hóa trị (II) bằng
dd HCl thu được 1,12(l) khí ở (đktc). Xác định kim loại hóa trị II.
Câu III: (2điểm)
1. Hỗn hợp A gồm cacbon oxit và không khí. Trong đó tỉ lệ thể tích của khí cacbon oxit và không khí lần lượt là: 3:5 (trong không khí thì khí oxi chiếm 20% thể tích còn lại là khí nitơ).Đốt cháy hỗn hợp khí A một thời gian được hỗn hợp khí B. Trong B thì % thể tích của khí nitơ tăng 3,33% so với thể tích của ni tơ
trong A. Tính thể tích của mỗi khí trong B.Biết các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
2. A là một loại quặng chứa 60% sắt(III)oxit; B là một loại quặng chứa 69,6% oxit sắt từ.
* Hỏi trong một tấn quặng A hoặc B có chứa bao nhiêu kg sắt.
* Trộn quặng A và B theo tỉ lệ khối lượng lần lượt là: 3:5 ta được quặng C. Trong 0,8 tấn quặng Ccó bao nhiêu kg sắt.
Câu IV: ( 2điểm)
1. Cho a (g) lưu huỳnh trioxit hấp thụ hoàn toàn vào 100(g) dd axit sunfuric 4,9%. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dd axit có nồng độ là 9,423%. Tìm a.
2. Hòa tan một ít NaOH vào nước được V1 (l) dd A có khối lượng riêng là D1.
Thêm V2(l) nước vào dd A được (V1 + V2 ) lít dd B có khối lượng riêng là D2.
Hãy CMR: D1 > D2. Biết DH2O = 1g/ml.
Câu V: (2điểm)
1. Cho 2,7 (g) nhôm vào dd có chứa 150ml dd HCl 2M và H2SO4 loãng 1M sau khi kết thúc thí nghiệm thì thu được bao nhiêu (g) muối.
2. Khi thêm 1(g) MgSO4 khan vào 100(g) dd MgSO4 bão hòa ở 200C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58(g) MgSO4. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan của MgSO4 ở 200C =35,1(g)
--------hết------
Thí sinh được sử dụng BTH các nguyên tố hóa học. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
YÊN LẠC
KỲ THI HSG LỚP 8 NĂM HỌC 2O12-2O13
ĐÊ THI MÔN: HÓA HỌC 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I: (2 điểm)
1. Cho những chất sau: H2 O, HCl, C, Cu, KMnO4, P, Zn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế các chất sau: CuCl2, O2, H2, H3 PO4, CO2.
(Các dụng cụ coi như có đủ)
2. Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống đã được đốt nóng mắc nối tiếp đựng các oxit sau:
Ống 1 chứa 0,05 mol CuO, ống 2 chứa 0,01 mol CaO, ống 3 chứa 0,05 mol
Al2O3, ống 4 chứa 0,04 mol Na2O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hãy nêu hiện tượng và tính khối lượng chất có trong mỗi ống.
Câu II: (2điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn m(g) chất X cần 24,64 lít khí oxi (đktc) thu được 32 (g) sắt (III) oxit và 17,92 (l) khí lưu huỳnh đi oxit ở (đktc). Tìm CTPT của X biết rằng: công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. Viết phương trình phản ứng cháy của X.
2. Hòa tan hoàn toàn 0,5(g) hỗn hợp gồm kẽm và một kim loại hóa trị (II) bằng
dd HCl thu được 1,12(l) khí ở (đktc). Xác định kim loại hóa trị II.
Câu III: (2điểm)
1. Hỗn hợp A gồm cacbon oxit và không khí. Trong đó tỉ lệ thể tích của khí cacbon oxit và không khí lần lượt là: 3:5 (trong không khí thì khí oxi chiếm 20% thể tích còn lại là khí nitơ).Đốt cháy hỗn hợp khí A một thời gian được hỗn hợp khí B. Trong B thì % thể tích của khí nitơ tăng 3,33% so với thể tích của ni tơ
trong A. Tính thể tích của mỗi khí trong B.Biết các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
2. A là một loại quặng chứa 60% sắt(III)oxit; B là một loại quặng chứa 69,6% oxit sắt từ.
* Hỏi trong một tấn quặng A hoặc B có chứa bao nhiêu kg sắt.
* Trộn quặng A và B theo tỉ lệ khối lượng lần lượt là: 3:5 ta được quặng C. Trong 0,8 tấn quặng Ccó bao nhiêu kg sắt.
Câu IV: ( 2điểm)
1. Cho a (g) lưu huỳnh trioxit hấp thụ hoàn toàn vào 100(g) dd axit sunfuric 4,9%. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dd axit có nồng độ là 9,423%. Tìm a.
2. Hòa tan một ít NaOH vào nước được V1 (l) dd A có khối lượng riêng là D1.
Thêm V2(l) nước vào dd A được (V1 + V2 ) lít dd B có khối lượng riêng là D2.
Hãy CMR: D1 > D2. Biết DH2O = 1g/ml.
Câu V: (2điểm)
1. Cho 2,7 (g) nhôm vào dd có chứa 150ml dd HCl 2M và H2SO4 loãng 1M sau khi kết thúc thí nghiệm thì thu được bao nhiêu (g) muối.
2. Khi thêm 1(g) MgSO4 khan vào 100(g) dd MgSO4 bão hòa ở 200C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58(g) MgSO4. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan của MgSO4 ở 200C =35,1(g)
--------hết------
Thí sinh được sử dụng BTH các nguyên tố hóa học. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Phương
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)