Đề thi HSG huyện Ngữ văn 7+ HD chấm
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Hoạt |
Ngày 11/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG huyện Ngữ văn 7+ HD chấm thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
UBND Huyện hưng hà
Phòng giáo dục và đào tạo
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi huyện
năm học 2011-2012
Môn: ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (6,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ:
Các nhà toán học của mùa xuân
- Đặng Hấn -
"Cánh én làm phép trừ
Trời bớt đi giá rét.
Bầy chim làm phép chia
Niềm vui theo tiếng hót.
Tia nắng làm phép nhân
Trời sáng cao rộng dần.
Vườn hoa làm phép cộng
Số thành là Mùa Xuân."
(Trích "Văn học và Tuổi trẻ", số Tháng 01- 2006)
Câu 2: (14,0 điểm)
Tình yêu quê hương đất nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học. Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về những biểu hiện của tình yêu ấy qua một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) trong chương trình Ngữ văn 7.
---Hết---
Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh………………
UBND Huyện hưng hà
Phòng giáo dục và đào tạo
Hướng dẫn chấm
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi huyện
Năm học : 2011 - 2012
Môn: Ngữ Văn 7 (Gồm 02 trang)
Câu 1: (6 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng: Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt lôgic, trong sáng, giàu cảm xúc. Chữ viết đẹp, không sai chính tả.
2. Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một hướng cảm thụ.
2.1 Cảm nhận chung: Bài thơ ngũ ngôn giản dị, tươi sáng có đáp số kỳ diệu: Thiên nhiên, vạn vật đều góp sức đem mùa xuân về cho cuộc đời.
2.2 Cảm nhận chi tiết:
- Bài thơ theo thể ngũ ngôn nhưng kết cấu các khổ thơ khá đặc biệt, mỗi khổ chỉ có hai dòng như những nét chấm phá diệu kỳ cho bức tranh ngày xuân. Mỗi cảnh vật góp một chút, điểm tô một chút sẽ tạo ra một mùa xuân tươi đẹp, tràn trề nhựa sống.
- Những hình ảnh quen thuộc, cụ thể của mùa xuân: "cánh én", "bầy chim", "tia nắng", "vườn hoa " được tác giả nhân hóa tài tình, được nhìn qua lăng kính của trẻ thơ rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Nhà thơ của vùng đất Thái Bình đã thật khéo cho "cánh én" đưa thoi mang đi cái lạnh giá mùa đông, đón về "nắng" ấm với chim ca lảnh lót, đem chia đều cho mọi nhà. Lẽ thường các phép toán vốn vận vào các con số chính xác khoa học. Nay cộng, trừ, nhân, chia lại là công việc của hoa, chim, nắng... Để cuối cùng tạo thành một đáp số chung kỳ diệu, một mùa xuân dâng cho đất trời, cho muôn người... Phép nhân hóa đã biến cánh én, bầy chim, tia nắng, vườn hoa thành các nhà toán học, vẽ tranh và làm thơ xuân.
Phòng giáo dục và đào tạo
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi huyện
năm học 2011-2012
Môn: ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (6,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ:
Các nhà toán học của mùa xuân
- Đặng Hấn -
"Cánh én làm phép trừ
Trời bớt đi giá rét.
Bầy chim làm phép chia
Niềm vui theo tiếng hót.
Tia nắng làm phép nhân
Trời sáng cao rộng dần.
Vườn hoa làm phép cộng
Số thành là Mùa Xuân."
(Trích "Văn học và Tuổi trẻ", số Tháng 01- 2006)
Câu 2: (14,0 điểm)
Tình yêu quê hương đất nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học. Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về những biểu hiện của tình yêu ấy qua một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) trong chương trình Ngữ văn 7.
---Hết---
Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh………………
UBND Huyện hưng hà
Phòng giáo dục và đào tạo
Hướng dẫn chấm
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi huyện
Năm học : 2011 - 2012
Môn: Ngữ Văn 7 (Gồm 02 trang)
Câu 1: (6 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng: Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt lôgic, trong sáng, giàu cảm xúc. Chữ viết đẹp, không sai chính tả.
2. Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một hướng cảm thụ.
2.1 Cảm nhận chung: Bài thơ ngũ ngôn giản dị, tươi sáng có đáp số kỳ diệu: Thiên nhiên, vạn vật đều góp sức đem mùa xuân về cho cuộc đời.
2.2 Cảm nhận chi tiết:
- Bài thơ theo thể ngũ ngôn nhưng kết cấu các khổ thơ khá đặc biệt, mỗi khổ chỉ có hai dòng như những nét chấm phá diệu kỳ cho bức tranh ngày xuân. Mỗi cảnh vật góp một chút, điểm tô một chút sẽ tạo ra một mùa xuân tươi đẹp, tràn trề nhựa sống.
- Những hình ảnh quen thuộc, cụ thể của mùa xuân: "cánh én", "bầy chim", "tia nắng", "vườn hoa " được tác giả nhân hóa tài tình, được nhìn qua lăng kính của trẻ thơ rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Nhà thơ của vùng đất Thái Bình đã thật khéo cho "cánh én" đưa thoi mang đi cái lạnh giá mùa đông, đón về "nắng" ấm với chim ca lảnh lót, đem chia đều cho mọi nhà. Lẽ thường các phép toán vốn vận vào các con số chính xác khoa học. Nay cộng, trừ, nhân, chia lại là công việc của hoa, chim, nắng... Để cuối cùng tạo thành một đáp số chung kỳ diệu, một mùa xuân dâng cho đất trời, cho muôn người... Phép nhân hóa đã biến cánh én, bầy chim, tia nắng, vườn hoa thành các nhà toán học, vẽ tranh và làm thơ xuân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Hoạt
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)