De Thi HSG Huyen Luc Nam - Bac Giang

Chia sẻ bởi Dương Văn Trưởng | Ngày 15/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: De Thi HSG Huyen Luc Nam - Bac Giang thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:




Phòng GD-ĐT Nghi Lộc đề thi học sinh giỏi năm học 2008-2009
Kỳ thi học sinh giỏi Môn : Sinh học - lớp 9
Thời gian làm bài 150 phút


Lý thuyết:
Câu 1: Phân biệt đột biến gen và đột biến NST ?
Câu 2: Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin.
Câu 3 : Tính chất đặc trưng và ổn định của ADN được thể hiện như thế
nào và được đảm bảo nhờ cơ chế nào ? Tại sao sự ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối ?
Câu 4: Trong sản xuất có những cách nào để tạo ra thể tam bội (3n) và thể tứ bội (4n).
Bài tập :
Hai tế bào A và B của một tế bào sinh vật cùng nguyên phân một số đợt tạo ra được 136 tế bào con, cả hai tế bào đã sử dụng nguyên liệu nội bào cung cấp là 1806 NST đơn để thực hiện cho quá trình nguyên phân nói trên.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
Nếu tế bào con của tế bào A tham gia giảm phân tạo tinh trùng thì tổng số NST trong các tinh trùng là bao nhiêu ?
Cho biết tế bào A có bộ NST 2n = 4 ; tế bào B có bộ NST 2n =14 .





















Hướng dân chấm sinh 9

Câu 1. (1,5 điểm).
Phân biệt đột biến gen và đột biến NST.
Đột biến gen
a. Khái niệm, các dạng.
- Là biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hay hoặc 1 số cặp nuclêôtít, xẩy ra tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN.
- Các dạng phổ biến: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtít.



b. Tính chất:
- Biến đổi ở cấp độ phân tử.
- Thường xâyra trong giảm phân, ở trạng thái lặn, mang tính riêng lẻ nên thường không thể hiện thành kiểu hình ngay ở đời con.
- Biến đổi nhỏ làm thay đổi một vài tính trạng.
- Phổ biến hơn ít gây tác hại nguy hiểm hơn.
c. Vai trò:
- Đa số có hại, cá biệt vẫn có đột biến gen có lợi; Khi môi trường thay đổi, đột biến gen từ có hại có thể trở thành có lợi.
- Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong tiến hoá và nguyên liệu quan trọng của chọn giống.
 Đột biến NST

- Là biến đổi của NST về mặt cấu trúc, số lượng.


- Các dạng: + Đột biến cấu trúc gồm: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,...
+ Đột biến số lượng gồm:
Đột biến đa bội và đột biến dị bội.


- Biến đổi ở cấp độ tế bào.
- Nếu xẩy ra trong nguyên phân sẽ được thể hiện ngay trong đời cá thể. Nếu xẩy ra trong giảm phân sẽ được thể hiện ở kiểu hình ngay ở đời con.
- Biến đổi lớn làm thay đổi cả một bộ phận, một cơ quan, cả cơ thể.
- Ít phổ biến hơn nhưng gây tác hại nguy hiểm hơn.

- Đa số đột biến NST có hại nhưng đã tạo ra sự đa dạng của các loài.


- Trong chọn giống đột biến NST (đặc biệt đột biến đa bội) được coi là nguyên liệu quan trọng của quá trình tạo gống mới.


Câu 2. (1,5 điểm)
Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và Prôtêin.
Đại phân tử
 Cấu trúc
 Chức năng

ADN
- Chuỗi xoắn kép
- Có 4 loại Nuclêôtít: A, T, G, X
- Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền.

ARN
- Chuỗi xoắn đơn.
- Có 4 loại Nuclêôtít: A, U, G, X
- mARN truyền đạt thông tin di truyền.
- tARN vận chuyển axit amin.
- rARN tham gia cấu trúc ribôxôm.

Prôtêin
- Gồm một hay nhiều chuỗi đơn
- Có hơn 20 loại axit amin.
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào.
- enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.
- Hooc môn điều hoà quá trình trao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Trưởng
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)