Đề thi HSG huyện
Chia sẻ bởi Hồ Thái |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG huyện thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (4.5 điểm)
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Câu 2: (3.5 điểm)
Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
“Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”.
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 3: (12.0 điểm)
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
---------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Câu 1: (4.5 điểm)
- Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ “vì” 3 lần để nhấn mạnh lòng yêu nước, lý tưởng sống được cống hiến cho đất nước của người chiến sĩ. (1.75 điểm)
- Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng yêu bà, yêu những gì gần gũi thân thương, quen thuộc, thậm chí rất tầm thường, như tiếng gà gáy, ổ trứng hồng... đến lòng yêu làng xóm quê hương và trở nên lòng yêu Tổ quốc, đã thôi thúc người chiến sĩ đi chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước. (2.0 điểm)
- Sự lý giải lý do người lính đi chiến đấu của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng giống như sự lý giải lòng yêu nước của nhà văn Nga Ê-ren-bua. Đó chính là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc cũng giống như người cháu đi chiến đấu là vì bà, vì tiếng gà cục tác, vì ổ trứng hồng, vì làng xóm, vì Tổ quốc.
(0.75 điểm)
Câu 2: (3.5 điểm)
- Điệp ngữ “qua đi” gợi sự trôi chảy của thời gian, năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác. (1.0 điểm)
- Điệp ngữ “mai sau” lặp lại như một điệp khúc, gợi thời gian dài.
(1.0 điểm)
- Điệp ngữ “xanh” trong câu thơ cuối cùng nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống, sự trường tồn của màu xanh cây tre cho dù năm tháng có qua đi (1.0 điểm). Cây tre chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi bất diệt (0.5 điểm).
Câu 3: (12.0 điểm)
1- Yêu cầu chung:
- HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng.
2- Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: (1.0 điểm)
- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
- Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan tâm.
b- Thân bài: (10.0 điểm)
* Giải thích: (0.5 điểm)
Môi trường tác động đến đời sống của con người bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
* Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. (8.5 điểm)
- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái. (1.75 điểm)
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (4.5 điểm)
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Câu 2: (3.5 điểm)
Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
“Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”.
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 3: (12.0 điểm)
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
---------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Câu 1: (4.5 điểm)
- Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ “vì” 3 lần để nhấn mạnh lòng yêu nước, lý tưởng sống được cống hiến cho đất nước của người chiến sĩ. (1.75 điểm)
- Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng yêu bà, yêu những gì gần gũi thân thương, quen thuộc, thậm chí rất tầm thường, như tiếng gà gáy, ổ trứng hồng... đến lòng yêu làng xóm quê hương và trở nên lòng yêu Tổ quốc, đã thôi thúc người chiến sĩ đi chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước. (2.0 điểm)
- Sự lý giải lý do người lính đi chiến đấu của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng giống như sự lý giải lòng yêu nước của nhà văn Nga Ê-ren-bua. Đó chính là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc cũng giống như người cháu đi chiến đấu là vì bà, vì tiếng gà cục tác, vì ổ trứng hồng, vì làng xóm, vì Tổ quốc.
(0.75 điểm)
Câu 2: (3.5 điểm)
- Điệp ngữ “qua đi” gợi sự trôi chảy của thời gian, năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác. (1.0 điểm)
- Điệp ngữ “mai sau” lặp lại như một điệp khúc, gợi thời gian dài.
(1.0 điểm)
- Điệp ngữ “xanh” trong câu thơ cuối cùng nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống, sự trường tồn của màu xanh cây tre cho dù năm tháng có qua đi (1.0 điểm). Cây tre chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi bất diệt (0.5 điểm).
Câu 3: (12.0 điểm)
1- Yêu cầu chung:
- HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng.
2- Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: (1.0 điểm)
- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
- Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan tâm.
b- Thân bài: (10.0 điểm)
* Giải thích: (0.5 điểm)
Môi trường tác động đến đời sống của con người bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
* Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. (8.5 điểm)
- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái. (1.75 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thái
Dung lượng: 36,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)