Đề thi HSG hay
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Phượng |
Ngày 11/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG hay thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:
Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ
a) Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.
b) Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 3 (7,0 điểm):
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Đề 7)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Vật lý - Đề số 1
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn tiếng Anh - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7
Câu 1 (1,0 điểm):
Xác định từ đồng nghĩa: bảo, nhủ (0,25 đ)
Chỉ ra nét nghĩa: bảo: nói cho biết để theo đó mà làm; nhủ: khuyên bảo người khác một điều gì đó. (0,25 đ)
Xác định từ đồng nghĩa: trông, mong, nhớ (0,25 đ)
Chỉ ra nét nghĩa: mong: trông ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì đó xảy ra; trông: tương tự như mong; nhớ: nghĩ đến với tình cảm tha thiết, muốn được gặp, được thấy. (0,25 đ)
Câu 2 (2,0 điểm):
Về mặt hình thức: (1,0 điểm)
Đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy).
Về mặt nội dung: (1,0 điểm)
Nêu được cảm nghĩ về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
Vẻ đẹp: hình thức và nhân phẩm (tròn đầy, trong trắng, son sắt) được thể hiện qua hình ảnh của chiếc bánh trôi (vừa trắng vừa tròn; tấm lòng son)
Thân phận: nổi nênh, không tự định đoạt được số phận của mình được thể hiện qua sự nổi, chìm, rắn nát của chiếc bánh trôi (Bảy nổi ba chìm, rắn nát...)
Câu 3 (7,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức
Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung
a) Mở bài
Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b) Thân bài
* Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao...; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ).
* Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động.
* Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
Tình yêu quê hương đất nước,
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:
Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ
a) Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.
b) Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 3 (7,0 điểm):
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Đề 7)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Vật lý - Đề số 1
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn tiếng Anh - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7
Câu 1 (1,0 điểm):
Xác định từ đồng nghĩa: bảo, nhủ (0,25 đ)
Chỉ ra nét nghĩa: bảo: nói cho biết để theo đó mà làm; nhủ: khuyên bảo người khác một điều gì đó. (0,25 đ)
Xác định từ đồng nghĩa: trông, mong, nhớ (0,25 đ)
Chỉ ra nét nghĩa: mong: trông ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì đó xảy ra; trông: tương tự như mong; nhớ: nghĩ đến với tình cảm tha thiết, muốn được gặp, được thấy. (0,25 đ)
Câu 2 (2,0 điểm):
Về mặt hình thức: (1,0 điểm)
Đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy).
Về mặt nội dung: (1,0 điểm)
Nêu được cảm nghĩ về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
Vẻ đẹp: hình thức và nhân phẩm (tròn đầy, trong trắng, son sắt) được thể hiện qua hình ảnh của chiếc bánh trôi (vừa trắng vừa tròn; tấm lòng son)
Thân phận: nổi nênh, không tự định đoạt được số phận của mình được thể hiện qua sự nổi, chìm, rắn nát của chiếc bánh trôi (Bảy nổi ba chìm, rắn nát...)
Câu 3 (7,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức
Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung
a) Mở bài
Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b) Thân bài
* Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao...; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ).
* Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động.
* Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
Tình yêu quê hương đất nước,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Phượng
Dung lượng: 47,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)