ĐỀ THI HSG H.KM 2014-2015

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG H.KM 2014-2015 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KINH MÔN




ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Sinh học - Lớp 9

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)


Sau khi học xong bài “Nguyên phân, giảm phân”, bài “Phát sinh sinh giao tử và thụ tinh”, bạn An trao đổi với bạn Bình một số vấn đề:
Bạn An cho rằng hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau. Ngược lại, bạn Bình cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau. Các điểm khác nhau đó giúp ích rất nhiều vào việc giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”.
Câu 1 (3 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để chứng tỏ những điều mà hai bạn An và Bình đã trao đổi.
Câu 2 (3 điểm): Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau:
Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm.
b. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng.
Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên.
Người ta thực hiện phép lai sau: Khi lai giữa F1 có kiểu gen giống nhau với ba cây I, II, III có kiểu gen khác nhau, người ta thu được kết quả:
Phép lai 1: F1 x cây I
F2 – I: 147 cây chín sớm
Phép lai 2: F1 x cây II
F2 – II: 98 cây chín sớm
102 cây chín muộn
Phép lai 3: F1 x cây III
F2 – III: 297 cây chín sớm
101 cây chín muộn.
Câu 3 (1 điểm): Thế nào là kiểu gen, thế nào là kiểu hình và tính trội hoàn toàn?
Câu 4 (5 điểm): Biết tính trạng thời gian chín do một gen qui định. Xác định kiểu gen F1 và các cây I, II, III. Muốn ngay F1 đồng loạt xuất hiện cây chín sớm, kiểu gen của thế hệ bố mẹ (P) phải như thế nào?
Cho thông tin sau: “Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. Mỗi vòng xoắn có đường kính 20A0, chiều cao 34 A0 gồm 10 cặp Nu.
+ Giữa các nu trên 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS.
+ Hệ quả của NTBS:
. Biết trình tự 1 mạch ( mạch kia
. A = T, G= X , A + G = T+ X
.  đặc trưng cho từng loài”
Câu 5 (2 điểm): Thông tin trên mô tả cấu trúc nào của phân tử ADN? Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN?
Câu 6 (2 điểm): Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 7 (4 điểm): Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.
b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.


(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
























HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
MÔN SINH HỌC 9
Năm học 2014-2015

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

Câu 1

3 điểm



* Giống nhau:
- Là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào.
- Đều trải qua các kì tương tự: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
- Qua các kì, NST có những biến đổi và hoạt động giống nhau: trước khi bước vào phân bào NST nhân đôi(NST kép, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 131,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)