đề thi hsg có đáp án

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Noen | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg có đáp án thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Trường Ptdt nội trú
huyện ba chẽ - qn
GV: nguyễn thị noen
Năm học 2010 – 2011
Đề thi Học sinh giỏi cấp trường
Môn: Hoá học – lớp 8.
Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày thi: tháng năm 2010


Họ và tên thí sinh: ........…………………………………………… SBD: …………….
* Lưu ý: Thí sinh phải đọc kĩ đề bài (2lần trở lên), bình tĩnh, nghiêm túc và làm bài cẩn thận. Trong phòng thi phải tuyệt đối giữ trật tự, không được mở tài liệu, được sử dụng máy tính tính toán thông thường hoặc các máy tính 500 MS, 570 MS và 570 ES. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
************************************************************************
Câu 1: (1,5 điểm)
Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau:
Canxi cacbonat ( Canxi oxit + Cacbon đioxit
Biết rằng khi nung 300kg đá vôi tạo ra 150 kg canxi oxit CaO (vôi sống) và 120 kg khí cacbon đioxit CO2.
a. Viết PTHH và công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.
b. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng của canxi cacbonat chứa trong đá vôi.
Câu 2: (0,5 điểm)
Có 3 bình khí giống nhau chứa đầy các khí sau ở cùng điều kiện:
Bình A: chứa khí etilen C2H4
Bình B: chứa khí metan CH4
Bình C: chứa khí oxi O2
?/ Nêu cách phân biệt 3 bình khí?
Câu 3: (3 điểm)
Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng(II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b) Tính hiệu suất phản ứng.
c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.
Câu 4: (3 điểm)
Viết và cân bằng các phương trình hóa học biểu diễn các quá trình hóa học sau đây:
Đốt cháy bột nhôm trong oxi thu được nhôm oxit.
Đốt cháy cacbon trong không khí, thu được cacbon(IV) oxit.
Cho canxi oxit tác dụng với nước, thu được canxi hiđroxit: Ca(OH)2
Đốt cháy khí metan CH4 thu được cacbon(IV) oxit và hơi nước.
e) Nung sắt (III) hiđroxit Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được Fe(III) oxit và hơi nước.
f) Sắt (II) clorua tác dụng với bari (II) hidroxit tạo bari clorua và sắt (III) hidroxit.
Câu 5: (2 điểm)
a. Tính hóa trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử các nguyên tố trong mỗi hợp chất sau:
1) Fe(OH)3 ; 2) Ca(HCO3)2 ; 3) AlCl3 ; 4) H3PO4 ; 5) KMnO4
b. Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nhôm hoá trị III và nhóm (SO4) hoá trị II.


Trường PTDT nội trú
huyện ba chẽ - qn
GV: nguyễn thị noen
ĐÁP ÁN ĐỀ thi Học sinh giỏi cấp trường
Môn: Hoá học – lớp 8.
Thời gian làm bài: 60 phút Năm học 2010 – 2011

Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1 (1,5)
CaCO3  CaO + CO2
 =  + 
 = 150 + 120 = 270(kg)

0,25
0,25
0,25

0,75

Câu 2
(0,5)
Vì ở cùng điều kiện nên ba bình khí chứa số phân tử khí như nhau. Đem cân lần lượt các bình, bình nào có khối lượng lớn nhất là bình chứa khí oxi, bình nào nhẹ nhất là bình chứa khí CH4, còn lại là bình chứa C2H4.
0,5

Câu 3
(3)
PTPƯ: CuO + H2 Cu + H2O ;
a) Hiện tượng PƯ: Chất rắn dạng bột CuO có màu đen dần dần biến thành màu đỏ(Cu)
b) - Giả sử 20 g CuO PƯ hết thì sau PƯ sẽ thu được chất rắn duy nhất (Cu) < 16
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Noen
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)