ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH CÓ HDC
Chia sẻ bởi Nguyên Anh |
Ngày 15/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH CÓ HDC thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. VÒNG I
NĂM HỌC: 2010 - 2011
Môn thi: SINH HỌC 9
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1(1 điểm).
Khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân cao, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân thấp thu được F1 toàn là những cây đậu mang tính trạng giống bố.
Hãy xác định tính trạng ở F1 khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao.
Câu 2(1 điểm).
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội phải làm thế nào?
Câu 3(2 điểm).
Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập. Khi nào quy luật phân ly độc lập không nghiệm đúng ? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 4(2 điểm).
Tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể (NST) thể hiện qua những đặc điểm nào ? Bộ NST lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ? Lấy ví dụ chứng minh ? Có phải mọi cặp NST trong tế bào lưỡng bội của tất cả các loài đều đồng dạng ?
Câu 5(2 điểm).
So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN. Sự vi phạm các nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi ADN dẫn tới hiện tượng gì ?
Câu 6(2 điểm).
Ở một loài thực vật gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 902 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 300 cây quả vàng, tròn; 101 cây quả vàng bầu dục.
a. Xác định kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 .
b. Gen A có 200 ađênin chiếm 20% số nuclêôtit của gen A, gen a là đột biến thay thế cặp A - T của gen A bằng cặp G X; gen B và gen b có số lượng nuclêôtit các loại bằng nhau và có chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài gen A. Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại trong một tế bào lưỡng bội của cơ thể F1 khi tế bào này bước vào kỳ đầu của nguyên phân ?
Hết./.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN
MÔN: SINH HỌC 9. NĂM HỌC 2010-2011
Câu 1(1 điểm).
- Trong thí nghiệm của Menđen tính trạng thân cao trội so với tính trạng thân thấp không phụ thuộc vào việc chọn cây thân cao làm mẹ hay làm bố vì thế khi lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao thì tính trạng ở con lai F1 vẫn là thân cao. (1 điểm)
Lưu ý chấm :
- Thứ nhất: Cách lập luận trên là việc thừa nhận kết quả thí nghiệm kinh điển của Menđen đó là : Tính trạng chiều cao thân cây đậu Hà Lan là do một cặp gen nằm trên NST trong nhân quy định và tính trạng thân cao là trội so với thân thấp. Còn nếu xét một cặp tính trạng bất kỳ thì chưa thể kết luận như trên được.
- Thứ hai: Do giới hạn của chương trình sinh học 9( HS không học di truyền qua TBC,...) vì thế nếu từ các thông tin đã cho mà HS lập luận, quy ước gen trội lặn, viết sơ đồ lai theo quy luật phân ly để rồi rút ra kết luận F1 là thân cao thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 2(1 điểm). - Lai phân tích(0.75 điểm): Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn, nếu:
+ Kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp trội AA
SĐL: AA x aa 100% Aa
+ Kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội là thể dị hợp Aa
SĐL: Aa x aa 50% Aa : 50% aa
- Đối với thực vật(0.25 điểm): Có thể cho cá thể mang tính trạng trội tự thụ phấn nếu:
+ Kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp trội AA
SĐL: AA x AA 100% Aa
+ Kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội là thể dị hợp Aa
SĐL: Aa x Aa 3A-: 1aa
NĂM HỌC: 2010 - 2011
Môn thi: SINH HỌC 9
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1(1 điểm).
Khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân cao, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân thấp thu được F1 toàn là những cây đậu mang tính trạng giống bố.
Hãy xác định tính trạng ở F1 khi cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao.
Câu 2(1 điểm).
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội phải làm thế nào?
Câu 3(2 điểm).
Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập. Khi nào quy luật phân ly độc lập không nghiệm đúng ? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 4(2 điểm).
Tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể (NST) thể hiện qua những đặc điểm nào ? Bộ NST lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ? Lấy ví dụ chứng minh ? Có phải mọi cặp NST trong tế bào lưỡng bội của tất cả các loài đều đồng dạng ?
Câu 5(2 điểm).
So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN. Sự vi phạm các nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi ADN dẫn tới hiện tượng gì ?
Câu 6(2 điểm).
Ở một loài thực vật gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 902 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 300 cây quả vàng, tròn; 101 cây quả vàng bầu dục.
a. Xác định kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 .
b. Gen A có 200 ađênin chiếm 20% số nuclêôtit của gen A, gen a là đột biến thay thế cặp A - T của gen A bằng cặp G X; gen B và gen b có số lượng nuclêôtit các loại bằng nhau và có chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài gen A. Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại trong một tế bào lưỡng bội của cơ thể F1 khi tế bào này bước vào kỳ đầu của nguyên phân ?
Hết./.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN
MÔN: SINH HỌC 9. NĂM HỌC 2010-2011
Câu 1(1 điểm).
- Trong thí nghiệm của Menđen tính trạng thân cao trội so với tính trạng thân thấp không phụ thuộc vào việc chọn cây thân cao làm mẹ hay làm bố vì thế khi lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, cây đậu làm bố có tính trạng thân thấp, cây đậu làm mẹ có tính trạng thân cao thì tính trạng ở con lai F1 vẫn là thân cao. (1 điểm)
Lưu ý chấm :
- Thứ nhất: Cách lập luận trên là việc thừa nhận kết quả thí nghiệm kinh điển của Menđen đó là : Tính trạng chiều cao thân cây đậu Hà Lan là do một cặp gen nằm trên NST trong nhân quy định và tính trạng thân cao là trội so với thân thấp. Còn nếu xét một cặp tính trạng bất kỳ thì chưa thể kết luận như trên được.
- Thứ hai: Do giới hạn của chương trình sinh học 9( HS không học di truyền qua TBC,...) vì thế nếu từ các thông tin đã cho mà HS lập luận, quy ước gen trội lặn, viết sơ đồ lai theo quy luật phân ly để rồi rút ra kết luận F1 là thân cao thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 2(1 điểm). - Lai phân tích(0.75 điểm): Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn, nếu:
+ Kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp trội AA
SĐL: AA x aa 100% Aa
+ Kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội là thể dị hợp Aa
SĐL: Aa x aa 50% Aa : 50% aa
- Đối với thực vật(0.25 điểm): Có thể cho cá thể mang tính trạng trội tự thụ phấn nếu:
+ Kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp trội AA
SĐL: AA x AA 100% Aa
+ Kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội là thể dị hợp Aa
SĐL: Aa x Aa 3A-: 1aa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyên Anh
Dung lượng: 56,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)