ĐỀ THI HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thủy |
Ngày 11/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
__________
Câu 1: (2 điểm )
Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.
Câu 2: (2 điểm )
Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Biển, Khánh Chi )
Câu 3: ( 6điểm )
Sân trường em trong một buổi sáng mùa xuân khi chưa vào lớp.
--------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN : NGỮ VĂN 6
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, lời văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
0.25
- Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng ( 0,5 điểm )
- “Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
- “Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- “ Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng”
0.5
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.
1,25
2
a. Xác định được các phép so sánh, nhân hóa
+ Nhân hóa: Biển vui, hát, buồn, suy nghĩ, mộng mơ, dịu hiền
+ So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con
0,25
0,25
b. Nêu được tác dụng
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau
+ Biển như những con người cụ thể: khi thì to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như con trẻ
+Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn thơ đã gợi tả thật sinh động về các trạng thái của biển trong những thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển
0,5
0,5
0,5
-MB: Giới thiệu được đối tượng, hoàn cảnh miêu tả: Sân trường trong một buổi sáng mùa xuân
0,5
3
* Bao quát không gian:
- Trời xanh, áng mây trắng hồng
- Nắng xuân ấm áp chan hòa dịu dàng
- Gió xuân nhẹ nhàng tha thiết lướt trên lá cây ngọn cỏ
- Hương xuân thoang thoảng như mùi phấn thơm
* Tả cụ thể sân trường mang những nét riêng trong mùa xuân
- Cây cối được hồi sinh đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc
+ Trên những cành bàng, những mầm non xanh tươi mập mạp đua nhau bung ra
+ Cây phượng: khao khát uống từng dòng xuân của đất trời để khoe sắc rực rỡ trong mùa hè sắp tới
+ Cây đào: nụ hoa e ấp như muốn bung nở thắp lên sắc hồng đầu năm
+ Những khóm hoa…… khoe sắc trong nắng xuân.
- Sân trường như trẻ lại: rộn rã tiếng cười nói, gương mặt rạng ngời, ánh mắt lấp lánh, nụ cười hồn nhiên….. Sức xuân phơi phới trong mỗi cô cậu học trò
- Hương vị ngày Tết xôn xao trong những câu chuyện kể
- Cảm xúc: thấy lòng vui phơi phới……
1,5
3,25
0,25
KB: Có thể nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả
- Hoặc kết theo thời gian: Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp, tiếng trống mùa xuân rộn ràng náo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thủy
Dung lượng: 45,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)