DE THI HSG 2011
Chia sẻ bởi Huỳnh Anh Kiệt |
Ngày 15/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG 2011 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1( 2.5đ): Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào ? Hãy nêu thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc ?
Câu 2( 3đ): Trình bày hoàn cảnh, sự thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? Tại sao nói từ đầu những năm 90 của TK XX, “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
Câu 3( 2đ ): Em hãy trình bày những thành tựu mà Nhật Bản đạt được sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển “thần kì” như vậy ?
Câu 4( 2.5đ ): Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2 ? Em có suy nghĩ gì về việc áp dụng những thành tựu đó ở Việt Nam hiện nay ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 ( 2.5đ) : Yêu cầu HS nêu được các ý sau
- Giai cấp địa chủ: Số lượng ngày càng đông, làm tay sai cho thực dân Pháp, câu kết chặt chẽ với Pháp bóc lột nông dân.
Là đối tượng của cách mạng. ( 0.5đ )
- Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo, chịu 2 tầng áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến.
Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến và thực dân. ( 0.5đ)
- Tầng lớp tư sản: mới xuất hiện cùng với sự ra đời của các đô thị ở Việt Nam vào cuối TK XIX. Họ bị tư sản Pháp chèn ép nhưng chưa dám tỏ thái độ đấu tranh mà chỉ muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làm ăn ( 0.5đ)
- Tầng lớp tiểu tư sản: thành phần đông đảo gồm chủ xưởng thủ công nhỏ, chủ các cửa hàng buôn bán nhỏ, viên chức, học sinh, sinh viên…Cuộc sống bấp bênh.
Họ tích cực tham gia các phong trào yêu nước cuối TK XIX.( 0.5đ)
- Tầng lớp công nhân: Xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân và phong kiến bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ.( 0.5đ)
Câu 2 ( 3đ)
- Hoàn cảnh: Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các nước bên ngoài. ( 0.5đ)
- Sự thành lập: Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) được thành lập tại Băng-cốc ( Thái Lan ) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. ( 0.5đ)
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. ( 0.5đ)
- Nguyên tắc hoạt động: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có kết quả…( 0.5đ)
* Từ đầu những năm 90 của TK XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á ( 1đ)
- Trước những năm 90: Tình hình Đông Nam Á không ổn định:
+ Trong thời kì “chiến tranh lạnh”: các nước Đông Nam Á có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại
+ Khi ASEAN được thành lập, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với một số nước trong ASEAN là quan hệ đối đầu ( đặc biệt là với Thái Lan và Phi-lip-pin ).
- Từ những năm 90 trở đi: tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt:
+ Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước khác được cải thiện.
+ Các nước lần lượt ra nhập ASEAN, ASEAN trở thành một trong những tổ chức liên minh khu vực thành công nhất trên thế giới.
+ Các nước trong khu vực tăng cường hợp tác, xây dựng Đông Nam Á thành một cộng đồng hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Câu 3 ( 2đ)
- Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2
( 1.5đ)
+ Kinh tế Nhật Bản có sự phát triển mạnh mẽ, “thần kì”
+ Tốc
MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1( 2.5đ): Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào ? Hãy nêu thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc ?
Câu 2( 3đ): Trình bày hoàn cảnh, sự thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN ? Tại sao nói từ đầu những năm 90 của TK XX, “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
Câu 3( 2đ ): Em hãy trình bày những thành tựu mà Nhật Bản đạt được sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển “thần kì” như vậy ?
Câu 4( 2.5đ ): Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2 ? Em có suy nghĩ gì về việc áp dụng những thành tựu đó ở Việt Nam hiện nay ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 ( 2.5đ) : Yêu cầu HS nêu được các ý sau
- Giai cấp địa chủ: Số lượng ngày càng đông, làm tay sai cho thực dân Pháp, câu kết chặt chẽ với Pháp bóc lột nông dân.
Là đối tượng của cách mạng. ( 0.5đ )
- Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo, chịu 2 tầng áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến.
Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến và thực dân. ( 0.5đ)
- Tầng lớp tư sản: mới xuất hiện cùng với sự ra đời của các đô thị ở Việt Nam vào cuối TK XIX. Họ bị tư sản Pháp chèn ép nhưng chưa dám tỏ thái độ đấu tranh mà chỉ muốn có những thay đổi nhỏ để dễ làm ăn ( 0.5đ)
- Tầng lớp tiểu tư sản: thành phần đông đảo gồm chủ xưởng thủ công nhỏ, chủ các cửa hàng buôn bán nhỏ, viên chức, học sinh, sinh viên…Cuộc sống bấp bênh.
Họ tích cực tham gia các phong trào yêu nước cuối TK XIX.( 0.5đ)
- Tầng lớp công nhân: Xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân và phong kiến bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ.( 0.5đ)
Câu 2 ( 3đ)
- Hoàn cảnh: Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các nước bên ngoài. ( 0.5đ)
- Sự thành lập: Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) được thành lập tại Băng-cốc ( Thái Lan ) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. ( 0.5đ)
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. ( 0.5đ)
- Nguyên tắc hoạt động: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có kết quả…( 0.5đ)
* Từ đầu những năm 90 của TK XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á ( 1đ)
- Trước những năm 90: Tình hình Đông Nam Á không ổn định:
+ Trong thời kì “chiến tranh lạnh”: các nước Đông Nam Á có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại
+ Khi ASEAN được thành lập, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với một số nước trong ASEAN là quan hệ đối đầu ( đặc biệt là với Thái Lan và Phi-lip-pin ).
- Từ những năm 90 trở đi: tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt:
+ Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước khác được cải thiện.
+ Các nước lần lượt ra nhập ASEAN, ASEAN trở thành một trong những tổ chức liên minh khu vực thành công nhất trên thế giới.
+ Các nước trong khu vực tăng cường hợp tác, xây dựng Đông Nam Á thành một cộng đồng hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Câu 3 ( 2đ)
- Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2
( 1.5đ)
+ Kinh tế Nhật Bản có sự phát triển mạnh mẽ, “thần kì”
+ Tốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Anh Kiệt
Dung lượng: 56,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)