đề thi học sinh giỏi văn 8

Chia sẻ bởi Phạm Văn Điệp | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi văn 8 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có  trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài  phút, không kể thời gian giao đề



Câu 1. (4,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau :
…Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu ….
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
a. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
b. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
Câu 2. ( 6,0 điểm)
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này.
Câu 3. ( 10.0 điểm)
Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: " Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kỳ vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây".
Bằng hiểu biết về bài thơ Quê hương , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên !

------ HẾT ------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: .................................................................Số báo danh:..................................
Giám thị 1 (Họ tên và ký)..............................................................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)..............................................................................................................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN


HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI:
Ngày thi: 3/4/2015




Câu
Đáp án
Điểm

1.1
(2.0 điểm)



- Các trường từ vựng :
Vật dụng : giấy, mực , nghiên
Tình cảm : buồn, sầu
Màu sắc : đỏ, thắm
(Học sinh xác định đủ 3 trường từ vựng cho 1.0 điểm; nếu không đủ, cho mỗi trường 0.25 điểm)
1.0


 * Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ:
Điệp ngữ (mỗi);
Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?);
Nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu);
* Phân tích giá trị biểu đạt :
- Sự sửng sốt, bàng hoàng trước thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố; người trên phố vẫn đông vui nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa vắng người thuê viết.
- Câu hỏi đặt ra nhưng không có lời giải đáp, không có sự hồi âm. Nó như tan loãng vào không gian mênh mang - gợi nỗi xót xa thương cảm.
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…

0.25
0.25
0.5
0.5
0.5

0.5

0.5


(Trong quá trình làm bài HS có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật rồi viết thành đoạn văn phân tích. Hoặc kết hợp vừa chỉ ra biện pháp tu từ vừa phân tích tác dụng trong một đoạn văn.)


2
(6.0 điểm)



*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân.



* Yêu cầu về kiến thức:
a. Ý nghĩa câu ngạn ngữ:
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.


0.5
0.5
0.5
0.5


b. Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Điệp
Dung lượng: 85,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)