De thi học sinh gioi mon Van

Chia sẻ bởi Ngô Quốc Thể | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: De thi học sinh gioi mon Van thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (VÒNG 1)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————



Câu 1 ( 3 điểm):
Trong “ Truyện Kiều”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“ Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
Em hiểu như thế nào về “ chữ tâm” và “ chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này?
Câu 2 ( 7 điểm):
Suy nghĩ về giá trị của văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”, trích“ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ.


( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh……………………………………Số báo danh:………..








Ubnd huyện Bình Xuyên
Phòng Giáo dục và Đào tạo


Hướng dẫn chấm
đề thi học sinh giỏi thcs vòng i
năm học 2011-2012
môn: ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1 ( 3 điểm):
Yêu cầu:
Kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận nghiêng về lí luận văn học: nêu quan điểm suy nghĩ của mình về vấn đề quan niệm của tác giả văn học trong một tác phẩm cụ thể. Bài làm có bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng dễ hiểu; không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp...
Nội dung: Đề bài kiểm tra kiến thức lí luận và kiến thức văn học sử của học sinh ở bậc THCS. Bài làm có thể căn cứ vào các đoạn trích trong Sách giáo khoa để trình bày những hiểu biết về “ chữ tâm” và “ chữ tài” của Nguyễn Du trong “ Truyện Kiều”. Khuyến khích những bài có lí giải sâu sắc, khả năng khái quát và mở rộng hợp lí.
Những gợi ý về nội dung và thang điểm:
Mở bài (0.25 điểm): Giới thiệu về Nguyễn Du và “ Truyện Kiều”.
Thân bài (2.5 điểm):
Trình bày hiểu biết về “ chữ tâm”: (1.0 điểm, mỗi ý cho 0,25 điểm).
- “ Chữ tâm” là tấm lòng, là tình cảm, là trái tim giàu cảm xúc, cảm thông rung động trước cuộc đời- số phận con người; là tư tưởng sâu sắc, lớn lao của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Đó chính là tư tưởng nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “ Truyện Kiều” trở thành kiệt tác của nhân loại.
- Biểu hiện:
+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ.
+Sự căm phẫn đối với xã hội bất công, tàn ác đã gây những đau khổ bi thương cho con người.
+ Sự nâng niu, trân trọng ngợi ca cái đẹp của con người, sự đồng tình với những khát vọng về tự do công bằng, công lí và tự do yêu đương trong xã hội...
Trình bày hiểu biết về “ chữ tài”: (1.0 điểm).
- “ Chữ tài” là tài năng, tài hoa, uyên bác; đó là sự thăng hoa bay bổng trong sáng tạo của ngòi bút nghệ thuật, là tài năng sử dụng ngôn ngữ phi thường của người nghệ sỹ tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
- Biểu hiện:
+ Sáng tạo về thể loại ( truyện thơ- tiểu thuyết bằng thơ...)
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+ Ngôn ngữ, từ ngữ được trau chuốt đạt đến đỉnh cao...
c- Bàn luận mở rộng (0.5 điểm): Nguyễn Du đã đặt “chữ tâm” lên trước “ chữ tài”, “ chữ tâm” “ bằng ba chữ tài” là nhà thơ muốn coi trọng tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sỹ. Nhưng ông không thể phủ nhận tài năng, “ tâm” và “ tài” gắn bó hòa quyện với nhau mới tạo nên kiệt tác vừa có nội dung tư tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệ độc giả.
3- Kết bài (0.25 điểm).Khẳng định quan niệm đúng đắn về ‘chữ tâm” và “ chữ tài” của Nguyễn Du đã làm nên giá trị của “ Truyện Kiều”.

Câu 2 ( 7 điểm):
Yêu cầu:
Kỹ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu cảu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Quốc Thể
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)