Đề thi học sinh giỏi lớp 7
Chia sẻ bởi Hoàng Văn Trình |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THCS
Năm học 2011- 2012
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (6 điểm)
Cảm nhận về những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Câu 2 (14 điểm)
Dân gian ta có câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng đồng thời lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Em chứng minh hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn nhau.
Hết
GD và ĐT Sa Pa
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Môn Ngữ văn - Lớp 7
Năm học: 2011- 2012
Đề chính thức
Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang
Câu 1: (6 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung: Bài làm cần đạt được các ý sau:
- Trên đường hành quân nghe tiếng gà nhảy ổ đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ: Đó là con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng; xem trộm gà đẻ lại bị bà mắng, hình ảnh người bà đầy yêu thương chắt chiu dành giụm cho cháu, niềm vui mong ước nhỏ bé của tuổi thơ diện bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngũ tuổi thơ.
- Tình bà cháu trong kỉ niệm nỗi bật: Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu báo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.
Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu sâu nặng thắm thiết, bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
- “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ khắc sâu thêm tình cảm với quê hương đất nước.
- Bài thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gủi, bình dị của gia đình, quê hương để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại.
b. Yêu cầu về hình thức:
- Bài làm có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài viết có cảm xúc, diển đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh mạch lạc.
- Hạn chế các lỗi: chính tả, diển đạt, đặt câu, từ…. chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày đẹp.
c. Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Bài viết trình bày rõ ràng mạch lạc, đủ các yêu cầu nêu trên có thể mắc 1,2 lỗi về chính tả.
- Điểm 3-4: Bài viết nêu được một số ý theo yêu cầu nhưng chưa trọn vẹn, mắc một số lỗi về chính tả, chữ viết, dùng từ.
- Điểm 1-2: Bài viết yếu, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
- Điểm 0: Không viết được gì.
Câu 2. (14 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung, hình thức: Bài làm cần đạt được các ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu được hai câu tục ngữ và khảng định chúng không mâu thuẫn nhau.
- Thân bài:
+ Nêu đựơc ý nghĩa của hai câu tục ngữ.
. “Không thầy đố mày làm nên”: Nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
. “Học thầy không tày học bạn”: Nêu lên một thực tế: Chúng ta hằng ngày sống với bạn bè nhiều hơn, có điều kiện học tập ở bạn bè nhiều hơn, nhất là học về lối sống và cả hiểu biết nữa. Câu tục ngữ đúng đắn, chỉ nhằm đề cao việc cần khiêm tốn học hỏi bạn bè, chứ không phủ định việc học thầy.
+ Tìm những dẫn chứng chứng minh công lao của thầy và vai trò của bạn trong cuộc sống.
+ Khẳng định mối quan hệ tương trợ lẫn nhau chứ không phải là mối quan hệ loại trừ nhau của hai câu tục ngữ.
+ Liên hệ thực tế.
- Kết luận: những suy nghĩ của bản thân về những mối quan hệ này.
b. Biểu điểm:
- Mở bài (2,5 điểm)
- Thân bài (
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THCS
Năm học 2011- 2012
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (6 điểm)
Cảm nhận về những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Câu 2 (14 điểm)
Dân gian ta có câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng đồng thời lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Em chứng minh hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn nhau.
Hết
GD và ĐT Sa Pa
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Môn Ngữ văn - Lớp 7
Năm học: 2011- 2012
Đề chính thức
Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang
Câu 1: (6 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung: Bài làm cần đạt được các ý sau:
- Trên đường hành quân nghe tiếng gà nhảy ổ đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ: Đó là con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng; xem trộm gà đẻ lại bị bà mắng, hình ảnh người bà đầy yêu thương chắt chiu dành giụm cho cháu, niềm vui mong ước nhỏ bé của tuổi thơ diện bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngũ tuổi thơ.
- Tình bà cháu trong kỉ niệm nỗi bật: Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu báo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.
Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu sâu nặng thắm thiết, bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
- “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ khắc sâu thêm tình cảm với quê hương đất nước.
- Bài thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gủi, bình dị của gia đình, quê hương để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại.
b. Yêu cầu về hình thức:
- Bài làm có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài viết có cảm xúc, diển đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh mạch lạc.
- Hạn chế các lỗi: chính tả, diển đạt, đặt câu, từ…. chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày đẹp.
c. Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Bài viết trình bày rõ ràng mạch lạc, đủ các yêu cầu nêu trên có thể mắc 1,2 lỗi về chính tả.
- Điểm 3-4: Bài viết nêu được một số ý theo yêu cầu nhưng chưa trọn vẹn, mắc một số lỗi về chính tả, chữ viết, dùng từ.
- Điểm 1-2: Bài viết yếu, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
- Điểm 0: Không viết được gì.
Câu 2. (14 điểm)
a. Yêu cầu về nội dung, hình thức: Bài làm cần đạt được các ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu được hai câu tục ngữ và khảng định chúng không mâu thuẫn nhau.
- Thân bài:
+ Nêu đựơc ý nghĩa của hai câu tục ngữ.
. “Không thầy đố mày làm nên”: Nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
. “Học thầy không tày học bạn”: Nêu lên một thực tế: Chúng ta hằng ngày sống với bạn bè nhiều hơn, có điều kiện học tập ở bạn bè nhiều hơn, nhất là học về lối sống và cả hiểu biết nữa. Câu tục ngữ đúng đắn, chỉ nhằm đề cao việc cần khiêm tốn học hỏi bạn bè, chứ không phủ định việc học thầy.
+ Tìm những dẫn chứng chứng minh công lao của thầy và vai trò của bạn trong cuộc sống.
+ Khẳng định mối quan hệ tương trợ lẫn nhau chứ không phải là mối quan hệ loại trừ nhau của hai câu tục ngữ.
+ Liên hệ thực tế.
- Kết luận: những suy nghĩ của bản thân về những mối quan hệ này.
b. Biểu điểm:
- Mở bài (2,5 điểm)
- Thân bài (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Văn Trình
Dung lượng: 9,42KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)