Đề thi Học sinh giỏi Huyện
Chia sẻ bởi Huy Chi |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Học sinh giỏi Huyện thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD VÀ ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Câu 2: (2 điểm)
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị….
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
(Lương Đình Khoa)
Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (6,0 điểm)
Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 7
Năm học 2013 - 1014
Tổng điểm bài thi: 10,0 điểm
A. Hướng dẫn chung:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có khả năng tư duy sáng tạo. Tổng điểm toàn bài là 10 điểm, điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (2,0 điểm )
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: (0,5điểm)
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích: (1,5điểm )
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
( Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
Lưu ý:
- Học sinh có thể kết việc chỉ ra các từ láy và biện pháp tu từ trong quá trình phân tích những cảm nhận của tác giả Vũ Tú Nam về mưa xuân, không nhất thiết phải tách riêng phần xác định các từ láy và biện pháp tu từ.
- Khuyến khích những bài làm có khả năng phân tích, cảm nhận tốt, giám khảo có thể cân đối cho điểm phù hợp.
Câu 2 (2,0 điểm):
1, Yêu cầu về kỹ năng: (0,5 đ)
Học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Có cảm xúc, có chất văn. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận. Dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.
2, Yêu cầu về kiến thức (1,5 đ)
a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau:(1,0 điểm)
- “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gánh hàng trên vai trên chặng đường dài
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Câu 2: (2 điểm)
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị….
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
(Lương Đình Khoa)
Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (6,0 điểm)
Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 7
Năm học 2013 - 1014
Tổng điểm bài thi: 10,0 điểm
A. Hướng dẫn chung:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có khả năng tư duy sáng tạo. Tổng điểm toàn bài là 10 điểm, điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (2,0 điểm )
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: (0,5điểm)
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích: (1,5điểm )
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
( Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
Lưu ý:
- Học sinh có thể kết việc chỉ ra các từ láy và biện pháp tu từ trong quá trình phân tích những cảm nhận của tác giả Vũ Tú Nam về mưa xuân, không nhất thiết phải tách riêng phần xác định các từ láy và biện pháp tu từ.
- Khuyến khích những bài làm có khả năng phân tích, cảm nhận tốt, giám khảo có thể cân đối cho điểm phù hợp.
Câu 2 (2,0 điểm):
1, Yêu cầu về kỹ năng: (0,5 đ)
Học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Có cảm xúc, có chất văn. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận. Dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.
2, Yêu cầu về kiến thức (1,5 đ)
a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau:(1,0 điểm)
- “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gánh hàng trên vai trên chặng đường dài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huy Chi
Dung lượng: 280,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)