Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Đặng Hoàng Linh | Ngày 15/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Sinh học lớp 9
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và tên:……………………………………SBD…………………………
Câu 1.(2 điểm)
Huyết áp là gì? Nguyên nhân nào làm thay đổi huyết áp?
Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy liên tục trong hệ mạch ?
Câu 2. (1 điểm)
Kể tên các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền ở sinh vật. Nêu các điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại biến dị này.
Câu3. (2 điểm)
Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật có hoa gồm 7 cặp nhiễm sắc thể ( Kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến ( kí hiệu A, B, C). Phân tích bộ Nhiễm sắc thể của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp


I
II
III
IV
V
VI
VII

A
3
3
3
3
3
3
3

B
3
2
2
2
2
2
2

C
1
2
2
2
2
2
2

Xác định tên gọi các thể đột biến trên. Cho biết đặc điểm của thể đột biến A.
Nêu cơ chế hình thành thể đột biến C.
Câu 4. (1 điểm)
Phân biệt di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.
Câu 5. (2 điểm)
Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.
Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì?
Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?
Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa hay không? Tại sao?
Câu 6.( 1 điểm)
Ở lúa tính trạng thân cao tương phản với thân thấp, tính trạng hạt tròn tương phản với hạt dài. Trong một số phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn : 25% cây lúa thân thấp hạt tròn
- Phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài : 25% cây lúa thân thấp hạt tròn
Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho từng phép lai.
Câu 7(1 điểm)
Tế bào của một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội kí hiệu:
AaBbDd XY.
Hãy xác định tên và giới tính của loài này.
Khi tế bào này giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử?
--------------------Hết-------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
Năm học 2013-2014
Môn: Sinh học lớp 9
Câu hỏi
Nội dung
Điểm


1
a.
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển.
- Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp:
+ Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, cảm xúc mạnh, một số hóa chất … làm cho huyết áp tăng.
+ Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.
+ Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp càng tăng…
1


b.
- Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ đến động mạch nhỏ, tới mao mạch, chuyển qua tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết cao nhất ở động mạch chủ, và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp.
1










2
*Các loại biến dị di truyền và không di truyền ở sinh vật:
- Biến dị di truyền:
+ Đột biến: đột biến gen, đột biến NST.
+ Biến dị tổ hợp.
- Biến dị không di truyền: Thường biến.

0,5


BD không di truyền
BD di truyền

Chỉ làm biến đổi kiểu hình
Làm biến đổi cả kiểu gen và kiểu hình

Xuất hiện đồng loạt, định hướng
Xuất hiện riêng lẻ, không định hướng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoàng Linh
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)