ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Vĩnh | Ngày 17/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD & ĐT
DUY XUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : HOÁ HỌC 8
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: ( 1,5 điểm)
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau :
a/ FeS2 + O2 -------> Fe2O3 + SO2
b/ KOH + Al2(SO4)3 ------> K2SO4 + Al(OH)3
c/ FeO + H2 ------> Fe + H2O
d/ FexOy + CO ------> FeO + CO2
e/ Al + Fe3O4 ------> Al2O3 + Fe
và cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử? Chất nào là chất khử? Chất nào là chất oxi hoá? Tại sao?

Câu 2: (1,5điểm )
Không dùng hoá chất nào khác hãy phân biệt 6 dung dịch đựng trong 6 lọ riêng biệt bị mất nhãn sau :
Ba(HCO3)2 ; Na2CO3 ; NaHCO3 ; Na2SO4 ; NaHSO3 ; NaHSO4

Câu 3: ( 1 điểm)
Tính số mol nguyên tử và số mol phân tử Oxi có trong 16g khí Sunfuric
( Giả sử các nguyên tử Oxi trong khí Sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các phân tử Oxi )

Câu 4: ( 3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96dm3 khí Oxi thu được 4,48dm3 khí CO2 và 7,2g hơi nước.
a/ A do những nguyên tố nào tạo nên ? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b/ Biết tỷ khối của A so với hiđro là 8 . Hãy xác định công thức phân tử của A và gọi tên A

Câu 5: (3 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M ( chưa rõ hoá trị ) vào dung dịch axit HCl. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6lít H2 ( đktc )
a/ Xác định kim loại M trong số các kim loại cho sau : Na = 23 ; Cu = 64 ; Zn = 65
b/ Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hoà tan hết lượng kim loại này.

==========//==========








PHÒNG GD& ĐT DUY XUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : HOÁ HỌC . LỚP 8
Câu 1: (1,5 điểm )
a/ 4FeS2 + 11O2 -------> 2Fe2O3 + 8SO2 0,2đ
b/ 6KOH + Al2(SO4)3 ------> 3K2SO4 + 2Al(OH)3 0,2đ
c/ FeO + H2 ------> Fe + H2O 0,2đ
d/ FexOy + (y-x)CO ------> xFeO + (y-x)CO2 0,2đ
e/ 8Al + 3Fe3O4 ------> 4Al2O3 + 9Fe 0,2đ
Các phản ứng (a);(c); (d) ; (e) là phản ứng oxi hoá khử 0,25đ
Chất khử là FeS2 ; H2 ; CO ; Al vì chúng là chất chiếm oxi của chất khác 0,25đ

Câu 2: ( 1,5 điểm )
- Đun nóng dung dịch :
+ Nếu có khí không màu thoát ra, dung dịch vẫn đục là Ba(HCO3)2 0,25đ
+ Nếu có khí không màu thoát ra, dung dịch trong là NaHCO3 0,25đ
+ Nếu có khí không màu, mùi sốc thoát ra là NaHSO3 0,25đ
- Dùng Ba(HCO3)2 để thử 3 lọ còn lại, nếu có kết tủa là Na2CO3 , Na2SO4 , không hiện tượng gì là NaHSO4 . 0,25đ
- Dùng NaHSO4 để thử 2 dung dịch còn lại là Na2CO3 , Na2SO4 nếu có khí thoát ra là
Na2CO3 , còn lại là Na2SO4 0,5đ

Câu 3 ( 1 điểm )
Tính được nso3 = 16:80 = 0,2mol ; n0 = 0,2.3 = 0,6mol (0,25đ + 0,25đ)
Cứ 2 O liên kết với nhau tạo nên 1 O2
=> 2 mol O ------------------------------ 1 mol O2 0,25đ
Vậy : no2 = ( 0,6 . 1) : 2 = 0,3 mol 0,25đ
Câu 4: ( 3 điểm )
* Sơ đồ PƯ cháy : A + O2 ( CO2 + H2O ; mo trong O2 =
(( 8,96:22,4).2 ) .16 = 12,8g 0,5đ
* mo sau PƯ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Vĩnh
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)