Đề thi học sinh giỏi
Chia sẻ bởi Lê Xuân Khoa |
Ngày 15/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học sinh giỏi thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1(2,0đ):
a) Để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào? Nội dung của phương pháp đó?
b) Nêu điều kiện cần có thể để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 2(2,0đ)
Giải thích tại sao nhiễm sắc thể được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 3(2.0đ):
Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, lai với nhau được F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Cho F1 lai phân tích giả sử thu được FB với kết quả như sau:
- Trường hợp 1: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân cao, quả vàng: 25% cây thân thấp, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng.
- Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến FB cho từng trường hợp?
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.
Câu 4: (2.5 điểm).
a) Vì sao nói biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống?
b) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật ?
Câu5(1.5 điểm).
Gen D có chiều dài 5100Ao, có số nuclêôtít loại A = loại G. Gen D tự
nhân đôi liên tiếp 3 lần để tạo ra các gen con.
Xác định số lượng từng loại nuclêôtít của gen D
Xác định số nuclêôtít từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên
Hướng dẫn chấm thi ChọN học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2015 - 2016
Môn thi : Sinh học
Câu 1
2đ
a) * Để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta sử dụng phương pháp “phân tích các thế hệ lai”.
* Nội dung của phương pháp:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng, tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng.
b. Điều kiện cần để cho tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1.
- Mỗi gen nằm trên 1 NST.
- Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen.
- Có hiện tượng trội lặn hoàn toàn.
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và sức sinh sản như nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
2đ
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen:
+ NST chứa ADN , ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST và chiếm một vị trí nhất định
+ NST có những biến đổi về số lượng và cấu trúc gây ra những biến đổi về tính trạng. Đại bộ phận những tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST
- NST có khả năng tự nhân đôi đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi kết hợp với sự phân ly, tổ hợp của NST và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào ở các loài giao phối
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1(2,0đ):
a) Để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào? Nội dung của phương pháp đó?
b) Nêu điều kiện cần có thể để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 2(2,0đ)
Giải thích tại sao nhiễm sắc thể được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 3(2.0đ):
Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, lai với nhau được F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Cho F1 lai phân tích giả sử thu được FB với kết quả như sau:
- Trường hợp 1: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân cao, quả vàng: 25% cây thân thấp, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng.
- Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến FB cho từng trường hợp?
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.
Câu 4: (2.5 điểm).
a) Vì sao nói biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống?
b) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật ?
Câu5(1.5 điểm).
Gen D có chiều dài 5100Ao, có số nuclêôtít loại A = loại G. Gen D tự
nhân đôi liên tiếp 3 lần để tạo ra các gen con.
Xác định số lượng từng loại nuclêôtít của gen D
Xác định số nuclêôtít từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên
Hướng dẫn chấm thi ChọN học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2015 - 2016
Môn thi : Sinh học
Câu 1
2đ
a) * Để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta sử dụng phương pháp “phân tích các thế hệ lai”.
* Nội dung của phương pháp:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng, tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng.
b. Điều kiện cần để cho tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1.
- Mỗi gen nằm trên 1 NST.
- Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen.
- Có hiện tượng trội lặn hoàn toàn.
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và sức sinh sản như nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
2đ
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen:
+ NST chứa ADN , ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST và chiếm một vị trí nhất định
+ NST có những biến đổi về số lượng và cấu trúc gây ra những biến đổi về tính trạng. Đại bộ phận những tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST
- NST có khả năng tự nhân đôi đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi kết hợp với sự phân ly, tổ hợp của NST và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào ở các loài giao phối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Khoa
Dung lượng: 73,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)