De thi hóc sinh gioi

Chia sẻ bởi nguyễn thị thu hiền | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: de thi hóc sinh gioi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

2/9/2014
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN THUYẾT MINH
Tiết 1, 2, 3: Ôn tập lí thuyết
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
-Cách làm bài văn thuyết minh ở các dạng bài cụ thể.
-Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh.
B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Tổ chức:
Kiểm tra:
Bài mới:
I- Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
II- Yêu cầu:
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
III- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:

Văn miêu tả

Văn thuyết minh


+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng….
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ Ít dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…”

+Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ Ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.

+ Dùng số liệu cụ thể.
VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

 * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
IV. Phương pháp thuyết minh:
Phương pháp nêu định nghĩa:
Câu định nghĩa thường:
- Có vị trí đứng ở đầu bài, đầu đoạn.
- Giữ vai trò giới thiệu.
- Trong câu định nghĩa ta thường gặp từ " là"
- Sau từ "là", người ta cung cấp một phán đoán: qui sự vật được định nghĩavào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng.
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
Phương pháp liệt kê:
-Kể ra hàng loạt những con số, nhữnh ví dụ, bằng chứng...
-Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
Phương pháp nêu ví dụ:
-Giúp người đọc hiể rõ, hiểu sâu sắc bản chất của một sự vật, một hiện tượng nào đó
-Trong văn bản thuyết minh, ví dụ được xem như là bằng chứng.
- Ví dụ phải cụ thể, chính xác, khách quan và có sức thuyết phục.
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
Phương pháp dùng số liệu:
-Phương pháp dùng số liệu , con số giúp người đọc hình dung được qui mô của sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng.
-Trong văn thuyế minh , số liệu , con số cũng được xem như là bằng chứng.
- Số liệu, con số phải cụ thể, chính xác, khách quan
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị thu hiền
Dung lượng: 880,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)