Đề thi Học kỳ II - Môn Ngữ Văn 7 _ Đề chẵn 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lượng | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Học kỳ II - Môn Ngữ Văn 7 _ Đề chẵn 1 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN HỌC KỲ II LỚP 7
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh…………………………………..
Lớp:………… Trường…………………………………
Số báo danh……………………………..
Gíam thị 1:…………………..
Gíam thị 2:…………………...
Số phách:……………………..

………………………………………………………………………………………………
Đề chẵn
Điểm
Chữ ký giám khảo
Số phách

I. Lý thuyết: ( 2 điểm)
1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng?
2. Xác định câu rút gọn và cho biết tác dụng của chúng:
Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
- Đi thôi con.
II. Tự luận: ( 8 điểm)
Chân lý “Đoàn kết là sức mạnh” đã được nhân dân Việt Nam thể hiện bằng hình ảnh trong câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Chân lý ấy đã được thể hiện trong thực tế đời sống như thế nào?
HẾT

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Đề chẵn:
I. Lý Thuyết: ( 2 điểm)
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng (1,5 điểm)
* Học sinh cần trình bày được các ý sau:
- Năm sinh- mất( 1906- 2000) (0.25 đ)
- Quê quán: Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi. (0.25 đ)
- Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn (0.25 đ)
- Đã từng là thủ tướng chính phủ trên 30 năm (0.25 đ)
- Là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (0.25 đ)
- Ông có nhiều công trình về văn hóa văn nghệ, về Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. (0.25 đ)
Câu 2: Xác định câu rút gọn và nêu tác dụng: ( 0,5 điểm)
- Câu rút gọn: Đi thôi con (0,25 đ)
- Tác dụng: Thông tin nhanh, tránh lặp lại những từ dã xuất hiện ở câu đứng trước ( 0,25đ)
II. Tự luận: ( 8 điểm)
* Yêu cầu: Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả , bố cục rõ ràng đảm bảo 3 phần, lời văn trong sáng ( 1 điểm)
- Về nội dung: Đề yêu cầu chứng minh một chân lý: truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
- Về hình thức: Có luận điểm rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng phong phú. Nên có liên hệ so sánh đối chiếu với thực tế.
Mở bài:
- Nêu chân lý: Sức mạnh của đoàn kết( 1 điểm)
Thân bài: ( 5 điểm)
- Sức mạnh của đoàn kết trong lao động ( dẫn chứng: đắp đê, chống lụt, cứu hỏa, xây dựng các công trình thủy điện….)
- Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm ( dẫn chứng: các cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm Pháp- Mỹ….. trên đất nước ta)
- Sức mạng đoàn kết trong học tập, rèn luyện bản thân ( dẫn chứng)
Kết luận: ( 1 điểm)
Bài học đoàn kết đối với học sinh; tránh làm mất đoàn kết, đoàn kết một chiều, thân ái nhưng nghiêm khắc…..


HẾT



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lượng
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)