đề thi học kì II văn+ ĐA_2011-2012

Chia sẻ bởi Phan Thanh Kát Linh | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: đề thi học kì II văn+ ĐA_2011-2012 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2 điểm): Thế nào là phép liệt kê? Cho ví dụ và chỉ rõ bằng cách gạch chân dưới phép liệt kê đó.

Câu 2 (2 điểm): Truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã được Nguyễn Ái Quốc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau như thế nào?

Câu 3 (6 điểm): Giải thích ý nghĩa lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

………………………………………………….










PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)





Câu 1 (2 điểm): Thế nào là phép liệt kê? Cho ví dụ và chỉ rõ bằng cách gạch chân dưới phép liệt kê đó.

Câu 2 (2 điểm): Truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã được Nguyễn Ái Quốc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau như thế nào?

Câu 3 (6 điểm): Giải thích ý nghĩa lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

………………………………………………….
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 7


Câu 1 (2 điểm): HS nêu đúng định nghĩa: 1,0 điểm
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Cho ví dụ đúng và chỉ rõ phép liệt kê: 1,0 điểm
Nếu ví dụ đúng nhưng không chỉ ra phép liệt kê: 0,5 điểm
Câu 2 (2 điểm): HS nêu được những ý cơ bản về 2 nhân vật đối lập Va-ren và Phan Bội Châu: - Va-ren: Dối trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương: 1,0 điểm
- Phan Bội Châu: Kiên cường, bất khuất, là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc VN: 1,0 điểm
Câu 3 (6 điểm):
1.Yêu cầu chung: Kiểu bài: Lập luận giải thích. Nội dung: Ý nghĩa lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: Giới thiệu câu nói của Lê-nin, khuyên chúng ta không ngừng học tập; câu nói trở thành phương châm sống của nhiều người.
b) Thân bài: Giải thích ý nghĩa của lời khuyên.
- Học nữa: Học thêm, học nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học.
- Học mãi: Học không ngừng, suốt đời.
Vì sao Lê-nin khuyên chúng ta không ngừng học tập?
- Những kiến thức ở trường là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng.
- Trí thức nhân loại là vô hạn. Để làm trí tuệ và tâm hồn phong phú, nâng giá trị bản thân, con người cần không ngừng học tập.
- Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật phát triển, không học sẽ ảnh hưởng tới đời sống của bản thân và sự phát triển của xã hội.
Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lê-nin?
- Ngồi trên ghế nhà trường: Học nắm vững kiến thức cơ bản để làm cơ sở tiếp thu kiến thức nâng cao.
- Biết lựa chọn kiến thức để học, có phương pháp học.
- Có kế hoạch và ý chí học tập, có ý thức áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
c) Kết bài: Việc học là suốt đời.
Hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
Giáo viên tùy mức độ bài làm của HS để chấm điểm hợp lý, khách quan.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Kát Linh
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)