đề thi học kì II lớp 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nguyên | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: đề thi học kì II lớp 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ Văn 7 (Tiếng Việt)
Thời gian: 90 phút



I. Lý thuyết (3điểm)
Câu 1: ( 2 điểm )
Em hãy giải thích vì sao “ Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha” ( Hoài Thanh )
Câu 2: (1 điểm )
Thế nào là câu đặc biệt? Xác định câu đặc biệt trong câu sau :
Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! ( Hoài Phương )
II. Tự luận (7 điểm )
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau “ Có công mài sắt có ngày nên kim”Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên, qua đó liên hệ bản thân và rút ra bài học bổ ích trong công việc rèn luyện nhân cách.
ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN

Yêu cầu cần đạt.
I. Lý thuyết:
Câu 1: Cần làm rõ công dụng của văn chương:
- Hướng con người đến tình cảm tốt đẹp:
+ Yêu thương con người, tình cảm yêu quê hương, đất nước (dẫn chứng).
+ Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, đùm bọc.
+ Phê phán, căm ghét cái xấu.
+ Biết vị tha, bao dung (dẫn chứng)
-> Hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ.
Câu 2: Cần làm rõ:
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Xác định câu đặc biệt: lá ơi!
II. Tự luận
* Yêu cầu:
- Giải thích câu tục ngữ
+ Nghĩa đen: bỏ công sức mài một cục sắt thì có ngày được cây kim hữu dụng
+ Nghĩa bóng: muốn thành công cần có lòng kiên trì.
+ Nghĩa sâu: khuyên con người biết vượt qua khó khăn.
- Đưa dẫn chứng để chứng minh vấn đề
+ Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả 2 tay phải tập viết bằng chân mà tốt nghiệp đại học
+ Pa-đu-la bị mù mà trở thành người mẫu thời trang.
+ Ốt-xtơ-rốp-xki bị mù mà trở thành nhà văn nổi tiếng
+ Trong lịch sử: nhờ kiên trì, chúng ta đánh thắng quân xâm lược
+ Trong học tập: kiên trì học tập để tích luỹ kiến thức
+ Trong cuộc sống nhân dân ta khai khẩn đất hoang, phủ xanh đồi trọc…
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ và liên hệ bản thân cần có lòng kiên trì để gặt hái thành công trong công việc và cuộc sống.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nguyên
Dung lượng: 31,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)