Đề thi Học kì II
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bạch Tuyết |
Ngày 11/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Học kì II thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 3:
Câu 1 ( 3điểm )
Cho câu văn sau:
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
a. Câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ?
b. Xác định cụm C -V làm thành phần mở rộng và cho biết nó mở rộng cho thành phần nào của câu ?
c. Cho biết thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ?
Câu 2 ( 1 điểm)
Văn bản mà em vừa nêu (trong câu 1) được mở bài bằng một câu chuyện, em hãy ghi lại ngắn gọn nội dung câu chuyện và giải thích tại sao tác giả lại chọn cách vào bài như vậy ?
Câu 3 (6điểm)
Ca dao có câu :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Em hãy giải thích câu ca dao trên ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 ( 3điểm )
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
a. Câu văn trên được trích trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” (0,5đ)? Của tác giả Hoài Thanh (0,5đ)
b.Cụm C -V làm thành phần mở rộng (0,5đ)
=> Mở rộng cho thành phần phụ ngữ của cụm danh từ (0,5đ)
c. Nêu đúng khái niệm dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị , làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.(1đ)
Câu 2 ( 1 điểm)
Ghi lại được nội dung câu chuyện mở đầu trong văn bản Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh (0,5đ)
Giải thích (0,5đ): Tác giả chọn cách mở bài như vậy:
+ Tạo được tính hấp dẫn cho tác phẩm
+ Nhấn mạnh tình yêu thương, mối giao cảm giữa nghệ sĩ với muôn vật muôn loài là cái gốc của văn chương nghệ thuật.
Câu 3 ( 6đ )
MB: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
TB: *Giải thích các lớp nghĩa:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là những giống cây khác nhau nhưng thường trồng chung một giàn nên cùng chung hoàn cảnh sống .
- Nghĩa hàm ý: Con người cũng vậy, mỗi người có đặc điểm riêng điều kiện sống riêng nhưng cùng chung quê hương đất nước, tổ tiên… vì thế con người phải đoàn kết yêu thương đùm bọc nhường nhịn chia sẻ… cùng nhau.
* Lý giải tại sao cần thiết phải như vậy:
- Một người không tạo nên sức mạnh, mặt khác trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với thiên tai, chiến tranh và những thăng trầm khác => đoàn kết, yêu thương để tạo sức mạnh giúp con người vượt qua gian khó.
- Mỗi người biết yêu thương, đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh lớn của tập thể, của đất nước.
- Lẽ sống yêu thương, đoàn kết, ý thức cộng đồng… là lẽ sống cao đẹp
* Mỗi chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lẽ sống đó.
KB: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa vấn đề, nhấn mạnh bài học nhận thức, hành động.
Câu 1 ( 3điểm )
Cho câu văn sau:
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
a. Câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ?
b. Xác định cụm C -V làm thành phần mở rộng và cho biết nó mở rộng cho thành phần nào của câu ?
c. Cho biết thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ?
Câu 2 ( 1 điểm)
Văn bản mà em vừa nêu (trong câu 1) được mở bài bằng một câu chuyện, em hãy ghi lại ngắn gọn nội dung câu chuyện và giải thích tại sao tác giả lại chọn cách vào bài như vậy ?
Câu 3 (6điểm)
Ca dao có câu :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Em hãy giải thích câu ca dao trên ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 ( 3điểm )
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
a. Câu văn trên được trích trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” (0,5đ)? Của tác giả Hoài Thanh (0,5đ)
b.Cụm C -V làm thành phần mở rộng (0,5đ)
=> Mở rộng cho thành phần phụ ngữ của cụm danh từ (0,5đ)
c. Nêu đúng khái niệm dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị , làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.(1đ)
Câu 2 ( 1 điểm)
Ghi lại được nội dung câu chuyện mở đầu trong văn bản Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh (0,5đ)
Giải thích (0,5đ): Tác giả chọn cách mở bài như vậy:
+ Tạo được tính hấp dẫn cho tác phẩm
+ Nhấn mạnh tình yêu thương, mối giao cảm giữa nghệ sĩ với muôn vật muôn loài là cái gốc của văn chương nghệ thuật.
Câu 3 ( 6đ )
MB: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
TB: *Giải thích các lớp nghĩa:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là những giống cây khác nhau nhưng thường trồng chung một giàn nên cùng chung hoàn cảnh sống .
- Nghĩa hàm ý: Con người cũng vậy, mỗi người có đặc điểm riêng điều kiện sống riêng nhưng cùng chung quê hương đất nước, tổ tiên… vì thế con người phải đoàn kết yêu thương đùm bọc nhường nhịn chia sẻ… cùng nhau.
* Lý giải tại sao cần thiết phải như vậy:
- Một người không tạo nên sức mạnh, mặt khác trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với thiên tai, chiến tranh và những thăng trầm khác => đoàn kết, yêu thương để tạo sức mạnh giúp con người vượt qua gian khó.
- Mỗi người biết yêu thương, đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh lớn của tập thể, của đất nước.
- Lẽ sống yêu thương, đoàn kết, ý thức cộng đồng… là lẽ sống cao đẹp
* Mỗi chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lẽ sống đó.
KB: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa vấn đề, nhấn mạnh bài học nhận thức, hành động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)