Đề thi học kì 2 mon dia li
Chia sẻ bởi Phan Hữu tráng |
Ngày 17/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 mon dia li thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Vị trí địa lí của nước ta có ý nghĩa như thế nào về mặt tự nhiên?
Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão lụt, hạn hán)
Nắm gần trung tâm Đông Nam Á nên thuận lợi trong việc giao lưu về hợp tác phát triển kinh tế.
Câu 2: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
*Thuận lợi:
Nguồn tài nguyên biển phong phú đa dạng và có giá trị to lớn về nhiều mặt như:
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (tôm, cua, mực, cá, …)
- Ngành giao thông vận tải biển
- Phát triển ngành du lịch (có nhiều bãi biển đẹp, mở khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn…)
- Xây dựng bờ biển ở hải cảng để đáp ứng cho dịch vụ chuyên chở hàng hóa.
*Khó khăn:
Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: bão, sóng lớn, triều cường, nước biển bị ô nhiễm làm suy giảm nguồn hải sản.
Câu 3: Nêu các đặc điểm chung của địa hình nước ta
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 4: So sánh điểm giống và khác nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Giống: + đều nằm trên sụt võng được bồi đắp phù sa
+ đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
+ đều là vùng nông nghiệp trọng điểm & tập trung đông dân
Khác:
* Đồng Bằng Sông Hồng:
- Có diện tích 15000 km2, có hệ thống ngăn mặn, đê dài
- ít được bồi đắp phù sa => đất ít màu mỡ
* Đồng bằng sông Cửu Long:
- Có diện tích 40000 km2, Không có hệ thống đê dài
- Được bồi đắp nhiều phù sa=> đất màu mỡ
s
Câu 5: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậy từng mùa ở nước ta.
Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam
Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
Mùa bão từ tháng 6 đến tháng 11, chậm dần từ Bắc vào Nam
Giữa 2 mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp ngắn và không rõ rệt (xuân-thu)
Câu 6: Nước ta có những nhóm đất chính nào? Nêu sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính đó
Nước ta có 3 nhóm đất chính: feralít, đất mún núi cao, đất phù sa sông và biển
+ Nhóm đất feralít (chiếm 65% diện tích đất): hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi có giá trị trong việc trồng rừng và cây công nghiệp
+ Nhóm đất mùn núi cao (chiếm 11% tổng diện tích đất): đất rừng đầu mùa cần được bảo vệ
+ Nhóm đất phù sa sông và biển (chiếm tỉ lệ 24% tổng diện tích đất): tập trung ở các đồng bằng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
Câu 7: Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
Việt Nam là một nước ven biển
Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp
Câu 8: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?
Được thể hiện trong các thành phần tự nhiên
Địa hình: đất đá bị phong hóa, xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ. Dạng địa hình Cacxtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi
Khí hậu: nhiệt độ cao, trung bình trên 21°C, độ ẩm trên 80%, mưa nhiều từ 1500mm-2000mm. Có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam
Thủy văn: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn
Đất: đất feralít ở vùng đồi núi chiếm 65% diện tích và đất phù sa ở đồng bằng chiếm 24%. Hiện tượng đá ong hóa trên các vùng đồi núi
Sinh vật: là rừng nhiệt đới cây cối phát triển xanh
Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão lụt, hạn hán)
Nắm gần trung tâm Đông Nam Á nên thuận lợi trong việc giao lưu về hợp tác phát triển kinh tế.
Câu 2: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
*Thuận lợi:
Nguồn tài nguyên biển phong phú đa dạng và có giá trị to lớn về nhiều mặt như:
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (tôm, cua, mực, cá, …)
- Ngành giao thông vận tải biển
- Phát triển ngành du lịch (có nhiều bãi biển đẹp, mở khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn…)
- Xây dựng bờ biển ở hải cảng để đáp ứng cho dịch vụ chuyên chở hàng hóa.
*Khó khăn:
Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: bão, sóng lớn, triều cường, nước biển bị ô nhiễm làm suy giảm nguồn hải sản.
Câu 3: Nêu các đặc điểm chung của địa hình nước ta
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 4: So sánh điểm giống và khác nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Giống: + đều nằm trên sụt võng được bồi đắp phù sa
+ đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
+ đều là vùng nông nghiệp trọng điểm & tập trung đông dân
Khác:
* Đồng Bằng Sông Hồng:
- Có diện tích 15000 km2, có hệ thống ngăn mặn, đê dài
- ít được bồi đắp phù sa => đất ít màu mỡ
* Đồng bằng sông Cửu Long:
- Có diện tích 40000 km2, Không có hệ thống đê dài
- Được bồi đắp nhiều phù sa=> đất màu mỡ
s
Câu 5: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậy từng mùa ở nước ta.
Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam
Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
Mùa bão từ tháng 6 đến tháng 11, chậm dần từ Bắc vào Nam
Giữa 2 mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp ngắn và không rõ rệt (xuân-thu)
Câu 6: Nước ta có những nhóm đất chính nào? Nêu sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính đó
Nước ta có 3 nhóm đất chính: feralít, đất mún núi cao, đất phù sa sông và biển
+ Nhóm đất feralít (chiếm 65% diện tích đất): hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi có giá trị trong việc trồng rừng và cây công nghiệp
+ Nhóm đất mùn núi cao (chiếm 11% tổng diện tích đất): đất rừng đầu mùa cần được bảo vệ
+ Nhóm đất phù sa sông và biển (chiếm tỉ lệ 24% tổng diện tích đất): tập trung ở các đồng bằng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
Câu 7: Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
Việt Nam là một nước ven biển
Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp
Câu 8: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?
Được thể hiện trong các thành phần tự nhiên
Địa hình: đất đá bị phong hóa, xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ. Dạng địa hình Cacxtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi
Khí hậu: nhiệt độ cao, trung bình trên 21°C, độ ẩm trên 80%, mưa nhiều từ 1500mm-2000mm. Có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam
Thủy văn: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn
Đất: đất feralít ở vùng đồi núi chiếm 65% diện tích và đất phù sa ở đồng bằng chiếm 24%. Hiện tượng đá ong hóa trên các vùng đồi núi
Sinh vật: là rừng nhiệt đới cây cối phát triển xanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Hữu tráng
Dung lượng: 58,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)