Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Huỳnh Văn Hữu | Ngày 12/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN: TOÁN
LÍ THUYẾT:
ĐẠI SỐ:
1) Đồ thị hàm số y= ax (a0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
2) Dấu hiệu là gì ? đơn vị điều tra ?
- Vấn đề hay hiện tượng mà người điểu tra quan tâm gọi là dấu hiệu
- Tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điểu tra
3) Tần số của giá trị?
- Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó
4) Công thức tính trung bình cộng:
Nhân từng giá trị với tần số tương ứng
Cộng tất cả các tích vừa tìm được
Chia tổng đó cho số các giá trị ( tức tổng các tần số )

5) Ý nghĩa của số trung bình cộng:
- Số trung bình cộng thường được dùng làm đại diện cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
6) Biểu thức – biểu thức đại số:
- Biểu thức là các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ , nhân, chia, nâng lên lũy thừa
- Biểu thức đại số là các số và các chữ được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ , nhân, chia, nâng lên lũy thừa
- Tính giá trị biểu thức tại những giá trị cho trước: ta thay các giá trị cho trước vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
7) Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm 1 số hoặc1 biến hoặc tích giữa số và biến
- Đơn thức thu gọn là gồm tích giữa số và biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa.
- Bậc của đơn thức là tổng số mũ của các biến trong đơn thức
- Nhân hai đơn thức ta nhân số với số, biến nhân với biến ( số mũ biến cộng lại )
8) Đơn thức đồng dạng là hai đơn thức khác nhau phần số, còn phần biến giống nhau
- Cộng ,trừ các đơn thức đồng dạng ta cộng (trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến
9) Đa thức là tổng của những đơn thức. mỗi đơn thức trong tổng gọi là hạng tử.
- Bậc của đa thức là bậc của hạng tử cao nhất trong dạng thu gọn.
10) Nghiệm đa thức một biến nếu tại x =a thì đa thức có giá trị bằng 0 thì ta nói x =a là nghiệm đa thức đó
B. HÌNH HỌC:
1) Tam giác cân :
- Có hai cạnh bên bằng nhau
- Có hai góc ở đáybằng nhau
2) Tam giác đều: Có 3 cạnh bằng nhau, mỗi góc bằng 600
3) Định lí pitago:
Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông
4) Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông:
-Hai cạnh góc vuông
-Cạnh góc vuông – góc nhọn kể
-Cạnh huyền – góc nhọn
-Cạnh huyền– cạnh góc vuông
Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn và ngược lại
5) Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó ,đường vuông góc là đường ngắn nhất .
-Trong hai đường xiên nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó:
+ Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn
+ Hai đường xiên bằng nhau thì có hai hình chiếu bằng nhau
6) Quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác:
Trong tam giác tổng độ dài 2 cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài một cạnh còn lại.
Trong tam giác hiệu độ dài 2 cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại
AB+BC>AC>AB –BC
7)Tính chất ba đường trung tuyến:
- Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm .Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
- Giao điểm ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm.
8)Tính chất tia phân giác của một góc:
- Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách điều hai cạnh của góc đó
- Điểm nằm bên trong góc và cách điều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó
9)Tính chất ba đường phân giác của tam giác:
- Tính chất ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó. Giao điểm 3 đường phân giác là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.
10)Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng:
- Điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng ấy.
- Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Văn Hữu
Dung lượng: 0B| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)