Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi phí thị lệ hường | Ngày 09/10/2018 | 142

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ LỚP 4
Bài 1: Nước Văn Lang
- Khoảng năm 700 TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời. Tên nước là VĂN LANG. Vua được gọi là HÙNG VƯƠNG.
- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
- cuộc sống ở làng bản giản dị và vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên và còn nhiều tục lệ riêng.
Bài 2: Nước Âu Lạc
- Hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc: Năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống nước ta, Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Lạc và Lạc Việt đánh tan quân xâm lược, dựng nên nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Lấy kinh đô là ở Cổ Loa (Hà Nội)
- Năm 179 TCN, Triều Đà (con rể của An Dương Vương) đem quân sang xâm lược nước ta. An Duong Vương thua trận tự vẫn. nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của triều đại phong kiến phương bắc.
- Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc.
Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Khi đô hộ nước ta, triều đạu phương Bắc đã:
+ Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, săn gỗ trầm….để cống nạp chó chúng.
+ Bắt dân ta học theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của ngời Hán.
- Nhân dân ta đã phản ứng:
+ vẫn giữ các phong tục cũ như ăn trầu, nhuộm răng, tổ chức các lễ hội…..
+ Liên tục nổi dậy chống lại quân đô hộ. Các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu ( 248), Lý Bí (542), Triệu quang Phục(550), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (931).
+ Diễn ra chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt (938), lập lại độc lập cho dân tộc.
Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Hoàn cảnh khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Đầu TK I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Trưng Trắc bị giặc giết chồng, cùng với nỗi căm thù giặc, Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 40, tại của song Hát hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa. Sau đó làm chủ được Mê Linh đến Thành Cổ Loa, rồi Luy Lâu.Tô Định (Tướng giặc) sợ hãi bỏ trốn về Trung Quốc.Khỏi nghĩa đã thành công trong 1 tháng.
Bài 5: Chiến tháng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
- Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều xuống trên song Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược năm 938.
- Ngô Quyền lên ngôi vua kết thúc thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp laojn 12 sứ quân
- Ngô Quyền mất, đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc do thế lực phong kiến gây nên trong hơn 20 năm. Đinh Bộ Lĩnh liên kết 1 số sứ quân đi dẹp loạn các sứ quân khác, được dân ủng hộ nên đi tới đâu đánh thắng tới đó.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước, lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất. (981)
- Tình hình nước ta khi bị quân Tống xâm lược:
+ Đinh Tiên Hoàng và Con trưởng Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ Đinh Toàn (6 tuổi) còn quá nhỏ.
+ Lợi dụng thời cơ đó quân Tống sang xâm lược nước ta.
+ Triều đình lập Lê Hoàn làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập ra nhà Lê.
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất:
+ đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường: đường thủy tiến vào nước ta qua song Bạch Đằng, đường bộ qua Lạng Sơn.
+ Vua Lê chỉ huy đánh tan quân giặc từ 2 phía, cuộc chiến giành thắng lợi.
+ cuộc chiến giữ lại nền độc lập cho nước ta, đem lại niềm tự hào và lòng tin và sức mạnh của dân tộc ta.
Bài 9: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long
- Được tôn làm vua, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô ra Đại La, đổi tên nước là Thăng Long do thấy nơi đây bằng phẳng, đất đai trù phú và là trung tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phí thị lệ hường
Dung lượng: 27,27KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)