đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 6
Chia sẻ bởi Võ Thị Thùy Trang |
Ngày 11/10/2018 |
88
Chia sẻ tài liệu: đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 6 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN QUẢNG NINH KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
TRƯỜNG PTDTBTTHCS TRƯỜNG SƠN Năm học: 2016- 2017
Thời gian: 90 phút
Câu 1: ( 2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ”
a, Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên?
b, Trong đoạn trích có những danh từ riêng nào?
c, Tìm hai từ ghép có trong câu sau “ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
d, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: ( 3 điểm).
a, Thế nào là truyện ngụ ngôn?
b, Nêu ý nghĩa văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
c, Kể tên những truyện ngụ ngôn em đã học
Câu 3: (3 điểm)
Em hãy vào vai Sơn Tinh để kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Hướng dẫn đáp án và biểu điểm chấm
CÂU
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
( 2 điểm)
a
Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh
0,5 điểm
b
Những danh từ riêng: Thủy Tinh, Sơn Tinh, Phong Châu
0,5 điểm
c
Tìm đúng hai từ ghép trong các từ (ruộng đồng, nhà cửa, lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu, biển nước).
0,5 điểm
d
Phương thức biểu đạt: Tự sự
0,5 điểm
Câu 2
(3 điểm)
a
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
1 điểm
b
Từ câu chuyện nhìn thế giới bên ngoài qua chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, khoong được chủ quan, kiêu ngạo.
1 điểm
c
Truyện đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
1 điểm
Câu 3
( 5 điểm)
Yêu cầu chung
- Kiểu bài: Bài viết theo đúng thể loại tự sự.
- Sử dụng đúng ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thể hiện được các sự việc, nhân vật và hành động của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
- Không sao chép bản gốc mà lời kể phải sáng tạo.
- Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần.
II. Yêu cầu cụ thể.
Về nội dung
- Kể đúng cốt truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của chính mình.
- Đảm bảo các yếu tố về thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Kể theo các sự việc chính:
+ Vua Hùng kén rể.
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh cung đi cầu hôn.
+ Vua đưa ra điều kiệ kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được vợ.
Thủy Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Hai bên giao chiến.
+ Thủy Tinh Thua nên trả thù hằng năm.
- Nêu được ý nghĩa của truyện.
2. Về hình thức
- Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Bố cục hợp lý, chặt chẽ, rõ ràng.
- Lời kể mạch lạc, sáng tạo.
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả.
III. Biểu điểm chấm
Điểm 5: Bài làm đáp ứng đủ yêu cầu của đáp án, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 4: Đáp ứng được yêu cầu về nội dung, xây dựng được bố cục, nhưng diễn đạt chưa mạch lạc.
Điểm 3: Nội dung tương đối đầy đủ, sai chính tả còn nhiều, diễn đạt chưa trôi chảy.
Điểm 2: Nội dung còn thiếu, bố cục chưa chặt chẽ, sao nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn, chữ xấu
Điểm 1: Bài làm chưa đáp ứng được yêu cầu
TRƯỜNG PTDTBTTHCS TRƯỜNG SƠN Năm học: 2016- 2017
Thời gian: 90 phút
Câu 1: ( 2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ”
a, Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên?
b, Trong đoạn trích có những danh từ riêng nào?
c, Tìm hai từ ghép có trong câu sau “ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
d, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: ( 3 điểm).
a, Thế nào là truyện ngụ ngôn?
b, Nêu ý nghĩa văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
c, Kể tên những truyện ngụ ngôn em đã học
Câu 3: (3 điểm)
Em hãy vào vai Sơn Tinh để kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Hướng dẫn đáp án và biểu điểm chấm
CÂU
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
( 2 điểm)
a
Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh
0,5 điểm
b
Những danh từ riêng: Thủy Tinh, Sơn Tinh, Phong Châu
0,5 điểm
c
Tìm đúng hai từ ghép trong các từ (ruộng đồng, nhà cửa, lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu, biển nước).
0,5 điểm
d
Phương thức biểu đạt: Tự sự
0,5 điểm
Câu 2
(3 điểm)
a
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
1 điểm
b
Từ câu chuyện nhìn thế giới bên ngoài qua chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, khoong được chủ quan, kiêu ngạo.
1 điểm
c
Truyện đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
1 điểm
Câu 3
( 5 điểm)
Yêu cầu chung
- Kiểu bài: Bài viết theo đúng thể loại tự sự.
- Sử dụng đúng ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thể hiện được các sự việc, nhân vật và hành động của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
- Không sao chép bản gốc mà lời kể phải sáng tạo.
- Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần.
II. Yêu cầu cụ thể.
Về nội dung
- Kể đúng cốt truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của chính mình.
- Đảm bảo các yếu tố về thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Kể theo các sự việc chính:
+ Vua Hùng kén rể.
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh cung đi cầu hôn.
+ Vua đưa ra điều kiệ kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được vợ.
Thủy Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Hai bên giao chiến.
+ Thủy Tinh Thua nên trả thù hằng năm.
- Nêu được ý nghĩa của truyện.
2. Về hình thức
- Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Bố cục hợp lý, chặt chẽ, rõ ràng.
- Lời kể mạch lạc, sáng tạo.
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả.
III. Biểu điểm chấm
Điểm 5: Bài làm đáp ứng đủ yêu cầu của đáp án, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 4: Đáp ứng được yêu cầu về nội dung, xây dựng được bố cục, nhưng diễn đạt chưa mạch lạc.
Điểm 3: Nội dung tương đối đầy đủ, sai chính tả còn nhiều, diễn đạt chưa trôi chảy.
Điểm 2: Nội dung còn thiếu, bố cục chưa chặt chẽ, sao nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn, chữ xấu
Điểm 1: Bài làm chưa đáp ứng được yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Thùy Trang
Dung lượng: 50,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)