Đề thi học kì 1
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Yến Linh |
Ngày 03/11/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016
Em hãy đọc kỹ bài thơ trên và trả lời các câu sau:
1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
2. Tìm các từ láy trong bài thơ.
3. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì ?
4. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm mà em đã được học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một.
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Nêu cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em.
--- HẾT ---
Họ và tên học sinh:....................................................; Số báo danh:....................
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN 7
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
0,5
2
Tìm các từ láy trong bài thơ
- Chỉ ra được các từ láy trong bài thơ: lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia (Tìm đúng 2 từ trở lên có thể cho điểm tối đa)
0,5
3
Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì ?
Học sinh cần trả lời được 2 ý sau:
- Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ
- Thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
1.5
0,5
1,0
4
Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 7, tập một:
- Văn bản Bánh trôi nước;
- Văn bản Sau phút chia ly;
- Văn bản Qua đèo Ngang;
- Văn bản Bạn đến chơi nhà.
(Kể tên được 3 trong 4 văn bản trên có thể cho điểm tối đa)
0,5
II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm
Ý
Nội dung
Điểm
Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em
* Yêu cầu chung:
- Về nội dung, đề bài yêu cầu trình bày cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em. Phạm vi kiến thức cần cho bài văn là những hiểu biết, cảm nhận của học sinh về ngày Tết cổ truyền ở quê đã được trải qua, kết hợp với sự tìm hiểu về phong tục ngày Tết của các miền quê khác. Bài văn cần cho thấy những cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ chân thành, tốt đẹp về ngày Tết cổ truyền của quê hương.
- Vê hình thức, đề bài yêu cầu viết bài văn biểu cảm, để bài văn thêm sinh động, học sinh cần kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài viết của mình.
- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Những bài văn sao chép lại các bài văn mẫu trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác không cho điểm cao.
6,0
1
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với ngày Tết cổ truyền ở quê hương (có thể là niềm háo hức mong đợi đến Tết mỗi dịp đông qua, xuân về, là những ấn tượng sâu sắc, không thể quên về những cái Tết đã được trải qua...)
- Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo, hấp dẫn của học sinh.
1,0
0,5
0,5
2
Thân bài:
Trình bày cụ thể về những cảm nhận, tình cảm, cảm xúc của bản thân về ngày Tết
THÁI THỤY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016
Em hãy đọc kỹ bài thơ trên và trả lời các câu sau:
1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
2. Tìm các từ láy trong bài thơ.
3. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì ?
4. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm mà em đã được học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một.
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Nêu cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em.
--- HẾT ---
Họ và tên học sinh:....................................................; Số báo danh:....................
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN 7
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
0,5
2
Tìm các từ láy trong bài thơ
- Chỉ ra được các từ láy trong bài thơ: lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia (Tìm đúng 2 từ trở lên có thể cho điểm tối đa)
0,5
3
Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì ?
Học sinh cần trả lời được 2 ý sau:
- Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng còn hoang sơ
- Thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
1.5
0,5
1,0
4
Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm đã được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 7, tập một:
- Văn bản Bánh trôi nước;
- Văn bản Sau phút chia ly;
- Văn bản Qua đèo Ngang;
- Văn bản Bạn đến chơi nhà.
(Kể tên được 3 trong 4 văn bản trên có thể cho điểm tối đa)
0,5
II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm
Ý
Nội dung
Điểm
Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em
* Yêu cầu chung:
- Về nội dung, đề bài yêu cầu trình bày cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em. Phạm vi kiến thức cần cho bài văn là những hiểu biết, cảm nhận của học sinh về ngày Tết cổ truyền ở quê đã được trải qua, kết hợp với sự tìm hiểu về phong tục ngày Tết của các miền quê khác. Bài văn cần cho thấy những cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ chân thành, tốt đẹp về ngày Tết cổ truyền của quê hương.
- Vê hình thức, đề bài yêu cầu viết bài văn biểu cảm, để bài văn thêm sinh động, học sinh cần kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài viết của mình.
- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Những bài văn sao chép lại các bài văn mẫu trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác không cho điểm cao.
6,0
1
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với ngày Tết cổ truyền ở quê hương (có thể là niềm háo hức mong đợi đến Tết mỗi dịp đông qua, xuân về, là những ấn tượng sâu sắc, không thể quên về những cái Tết đã được trải qua...)
- Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo, hấp dẫn của học sinh.
1,0
0,5
0,5
2
Thân bài:
Trình bày cụ thể về những cảm nhận, tình cảm, cảm xúc của bản thân về ngày Tết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Yến Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)