Đề thi Hoá HK1 lớp 8,9

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Khanh | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Hoá HK1 lớp 8,9 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Hoá học 9
Thời gian: 45 phút

ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (2đ)
a) Sự ăn mòn kim loại là gì? Cho ví dụ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
b) Có hiện tượng gì xảy ra khi cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 ? Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 2: (2,5đ). Sắt tác dụng được với những chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
a) Dung dịch Cu(NO3)2 b) H2SO4 đặc, nguội
c) Khí Cl2 d) Dung dịch NaOH
Viết các PTHH và ghi rõ điều kiện nếu có.
Câu 3: (2,5đ) Viết các phương trình hoá học biểu diễn sự chuyển hoá sau:
Al (1) Al2O3 (2) AlCl3 (3) Al(OH)3 (4) Al2O3 (5) Al
Câu 4: (3đ). Cho 5g hỗn hợp gồm Fe, Ag vào 100ml dung dịch HCl 3M. Phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính CM của dung dịch thu được sau phản ứng.( Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Biết: Fe = 56; Ag = 108; H = 1; Cl = 35,5


Ngày 28 tháng 11 năm 2011

GVBM:




Nguyễn Thị Hồng Hương














KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Hóa học 9
Thời gian: 45 phút

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Thang điểm 10
Câu 1: 2 điểm
a) 1đ. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường. (0,25đ)
- Cho ví dụ: (0,25đ)
- Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại: (0,5đ).
+ Thành phần môi trường tiếp xúc: đất, nước, không khí
+ Nhiệt độ: nhiệt độ càng cao thì sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
b)1đ. Có hiện tượng:(0,5đ). Có chất rắn màu xám bám vào dây đồng.
- Giải thích: (0,25đ). Kim loại Cu hoạt động hoá học mạnh hơn kim loại Ag do đó đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3. Làm xuất hiện chất rắn màu xám bám vào dây đồng.
- Phương trình phản ứng: (0,25đ). Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag
Câu 2: (2,5 điểm). Sắt tác dụng được với những chất:
a) Dung dịch Cu(NO3)2 (0,5đ)
b) Khí Cl2 (0,5đ)
- Giải thích đúng: (0,5đ)
- Viết PTHH:
a) Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu (0,5đ)
b) 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3 (0,5đ)
Câu 3: (2,5 điểm) Viết đúng mỗi phương trình ( ghi rõ điều kiện nếu có) được 0,5 đ. Mổi PTPƯ viết đúng nhưng thiếu điều kiện bị trừ 0,25đ.
(1). 4Al + 3O2 t0 2Al2O3
(2). Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
(3). AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
(4). 2Al(OH)3 t0 Al2O3 + 3H2O
(5). 2Al2O3 đpnc 4 Al + 3O2
criolit
Câu 4: (3điểm)
a. Viết phương trình phản ứng: (0,5đ)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu: (1,5đ)
nH2 = = 0,05(mol) (0,25đ)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
1mol 2mol 1mol 1mol
0,05mol 0,1mol 0,05mol 0,05mol
nFe = nH2 = 0,05(mol) (0,25đ)
=> mFe = 56x0,05 = 2,8(g) (0,5đ)
=> mAg= 5 - 2,8 = 2,2(g) (0,5đ)
c. (1điểm.) nHClđầu = 0,1 x 3 = 0,3(mol) (0,25đ)
nHClpư = 2nH2 = 0,1(mol) => nHCldư = 0,3 - 0,1 = 0,2(mol)
Vậy dung dịch sau phản ứng gồm: HCl dư và FeCl2
nFeCl2 = nH2 = 0,05(mol) (0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Khanh
Dung lượng: 171,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)