ĐỀ THI HKII VL8
Chia sẻ bởi Trần Phước Vàng |
Ngày 14/10/2018 |
70
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HKII VL8 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS An Phong Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 45 phút(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,5đ) Phát biểu định luật về công?
Câu 2: (1,5đ) Công suất là gì ? Viết biểu thức tính công suất, nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
Câu 3 : (3đ) Định nghĩa nhiệt năng ?Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng của một vật ? Cho ví vụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng.
Câu 4 : (1đ) Cho 2 ví dụ minh họa về bức xạ nhiệt
Câu 5 : ( 3đ) Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2 kg được nung nóng tới 1000C vào cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C.
a. Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra và nhiệt lượng thu vào của nước.
b. Tìm khối lượng của nước trong cốc.
Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là C1 = 880J/kg.K và C2 = 4200J/kg.K
--------- Hết --------
PHÒNG GD & ĐT THANH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS An Phong Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ 8
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,5 điểm)
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
1,5
2
(1,5 điểm)
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
0,5
Công thức: ; trong đó: là công suất; A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công (s).
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.
1
3
(3điểm)
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
0,5
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
- Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
0,5
Ví dụ :
1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng.
1
2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.
1
4
(1 điểm)
Ví dụ:
+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
0,5
+ Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng
0,5
5
(3 điểm)
a/ Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra:
1
Nhiệt lượng do nước thu vào:
= 12484
1
b/
1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phước Vàng
Dung lượng: 44,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)