Đề thi HKII Văn 7 (9)
Chia sẻ bởi Huỳnh Phương Thảo |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKII Văn 7 (9) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Mỹ Hoà ĐỀ ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II LỚP 7
GV: Nguyễn Thị Phương Năm học:2008-2009
I/ Đề
Câu1/ (2đ) Tục ngữ là gì? Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau :
a/ Đói cho sạch, rách cho thơm.
b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c/Thương người như thể thương thân.
Câu2/ Nêu những điều cảm nhận của em sau khi học văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.(1,5đ)
Câu3/ ( 1,5đ) Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Câu4/ (5đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi…”
II/ Đáp án
Câu 1/ Nêu đúng định nghĩa tục ngữ. (0,5đ)
Phân tích đúng mỗi câu 0,5đ
Câu a:- dùng phép đối lập, ẩn dụ (0,25đ)
khuyên con người dù gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cũng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sạch. không nên làm những điều xấu xa, tội lỗi.
Phê phán những hành vi: đói ăn vụng, túng làm càn. (0,25đ)
Câub:-Dùng phép ẩn dụ(0,25đ)
- Đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta: Người hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người làm ra thành quả lao động đó.(0,25đ)
Câuc:-Phép so sánh (0,25đ)
- Phải biết thương người khác như thương chính bản thân mình.(0,25đ)
Câu 2/ Văn bản nhằm ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.Đó là một trong những phẩm chất cao quý của Người mà mọi người dân Việt Nam phải học tập và làm theo.
Là người học sinh nước Việt vô cùng kính phục và biết ơn Bác Hồ. Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Câu3/ Nêu đúng khái niệm phép liệt kê.(0,5đ)
Xác định đúng phép liệt kê: “Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.(0,5đ)
Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.(0,5đ)
Câu4/ A/ Yêu cầu chung:
-HS làm bài đúng kiểu văn bản lập luận giải thích
- Áp dụng các phương pháp giải thích phù hợp vào bài viết
- Làm rõ các luận điểm phụ:+ Học là gì?
+Học nữa, học mãi là học như thế nào?
+Tại sao phải học, học nữa, học mãi?
+ Phương pháp học như thế nào là đúng?
+Nếu không học thì cuộc đời sẽ như thế nào?
- Bài có bố cục 3 phần
B/ Biểu điểm:-Điểm 4-5: Trình bày sạch sẽ, đủ nội dung,văn viết mạch lạc lôi cuốn.Sai không quá 3 lỗi diễn đạt. Bố cục đủ 3 phần và đúng yêu cầu từng phần.
Điểm 2-3:Trình bày sạch sẽ, đảm bảo tương đối về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5-6 lỗi chính tả và diễn đạt, đảm bảo bố cục 3 phần
Điểm1: Bài viết sơ sài,bố cục không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
_ Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng .
GV: Nguyễn Thị Phương Năm học:2008-2009
I/ Đề
Câu1/ (2đ) Tục ngữ là gì? Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau :
a/ Đói cho sạch, rách cho thơm.
b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c/Thương người như thể thương thân.
Câu2/ Nêu những điều cảm nhận của em sau khi học văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.(1,5đ)
Câu3/ ( 1,5đ) Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Câu4/ (5đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi…”
II/ Đáp án
Câu 1/ Nêu đúng định nghĩa tục ngữ. (0,5đ)
Phân tích đúng mỗi câu 0,5đ
Câu a:- dùng phép đối lập, ẩn dụ (0,25đ)
khuyên con người dù gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cũng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sạch. không nên làm những điều xấu xa, tội lỗi.
Phê phán những hành vi: đói ăn vụng, túng làm càn. (0,25đ)
Câub:-Dùng phép ẩn dụ(0,25đ)
- Đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta: Người hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người làm ra thành quả lao động đó.(0,25đ)
Câuc:-Phép so sánh (0,25đ)
- Phải biết thương người khác như thương chính bản thân mình.(0,25đ)
Câu 2/ Văn bản nhằm ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.Đó là một trong những phẩm chất cao quý của Người mà mọi người dân Việt Nam phải học tập và làm theo.
Là người học sinh nước Việt vô cùng kính phục và biết ơn Bác Hồ. Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Câu3/ Nêu đúng khái niệm phép liệt kê.(0,5đ)
Xác định đúng phép liệt kê: “Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.(0,5đ)
Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.(0,5đ)
Câu4/ A/ Yêu cầu chung:
-HS làm bài đúng kiểu văn bản lập luận giải thích
- Áp dụng các phương pháp giải thích phù hợp vào bài viết
- Làm rõ các luận điểm phụ:+ Học là gì?
+Học nữa, học mãi là học như thế nào?
+Tại sao phải học, học nữa, học mãi?
+ Phương pháp học như thế nào là đúng?
+Nếu không học thì cuộc đời sẽ như thế nào?
- Bài có bố cục 3 phần
B/ Biểu điểm:-Điểm 4-5: Trình bày sạch sẽ, đủ nội dung,văn viết mạch lạc lôi cuốn.Sai không quá 3 lỗi diễn đạt. Bố cục đủ 3 phần và đúng yêu cầu từng phần.
Điểm 2-3:Trình bày sạch sẽ, đảm bảo tương đối về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5-6 lỗi chính tả và diễn đạt, đảm bảo bố cục 3 phần
Điểm1: Bài viết sơ sài,bố cục không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
_ Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Phương Thảo
Dung lượng: 32,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)