Đề thi HKII - năm 2011 - 2012 và hướng dẫn chấm môn sinh

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Tâm | Ngày 15/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKII - năm 2011 - 2012 và hướng dẫn chấm môn sinh thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
---------------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút
(không tính thời gian giao đề)



và tên thí sinh:…………………………………
Số báo danh:………………………………………

A/ NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4,0 ĐIỂM)
Câu 1. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là
A. Độ nhiều B. Độ thường gặp C. Độ đa dạng D. Độ tập trung
Câu 2. Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ mối quan hệ:
A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Kí sinh D. Cạnh tranh
Câu 3. Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh?
A. Động vật ăn thực vật B. Vi sinh vật phân giải
C. Động vật ăn thịt D. Thực vật
Câu 4. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
A. Tác động sinh thái B. Sự chịu đựng
C. Sức bền cơ thể D. Giới hạn sinh thái
Câu 5. Dạng tài nguyên không tái sinh
A. Rừng ngập mặn B. Động thực vật hoang dã
C. Nước mặn và nước ngọt D. Khí đốt, dầu mỏ
Câu 6. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là
A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu
B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn.
Câu 7. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là thành phần
A. Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật phân giải D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8. Các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường
A. Giấy vụn, rác thải và khí CO B. Giấy vụn, túi nilong và rác thải
C. Giấy vụn, túi nilong và khí CO2 D. Nước sinh hoạt, khí N2 và túi nilong
Câu 9. Các cá thể cùng loài thể hiện mối quan hệ
A. Hỗ trợ và cạnh tranh B. Hỗ trợ và đối địch
C. Cạnh tranh và đối địch D. Cạnh tranh và ức chế
Câu 10. Nhóm động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật hằng nhiệt
A. Cá sấu, ếch đồng và giun đất B. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè và cá chép
C. Cá rô phi, tôm đồng và cá thu D. Cá voi, cá heo, mèo và chim bồ câu
Câu 11. Trong một hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất
A. Cỏ và các loại cây bụi B. Bướm và chim
C. Hổ và mèo D. Hươu và thỏ
Câu 12. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ B. Độ đa dạng C. Cấu trúc tuổi D. Tỉ lệ đực cái
Câu 13. Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm B. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt
C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm D. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt
Câu 14. Thỏ và hổ sống trong rừng có mối quan hệ nào sau đây
A. Cạnh tranh B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Cộng sinh D. K‎‎í sinh
Câu 15. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu có mối quan hệ
A. Kí sinh B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hội sinh
Câu 16. Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh,…
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
D. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.

B/ TỰ LUẬN: (6,0 ĐIỂM)
Câu 1: (3,0 điểm)
Trong một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
a/ Hãy cho biết mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài của hai hiện tượng trên. Nêu sự khác nhau giữa các mối quan hệ đó.
b/ Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Tâm
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)