Đề thi HKII

Chia sẻ bởi Dương Phú Hào | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKII thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Họ tên HS:
ĐỀ KIỂM TRA HKII. NH: 2009-2010

Lớp: SBD:
Môn: Ngữ văn Khối: 7

Thời gian làm bài: 90 phút

HS làm bài trên tờ giấy thi, không làm bài trên đề thi này


I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 : Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chóp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
Câu 2 : Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví với :
A. Thứ của quý B. Pha lê C. Báu vật D. Vàng bạc
Câu 3 : Dòng nào là câu rút gọn, cho việc trả lời cho câu hỏi : “ Ngày mai, bạn đi học với ai? ”
A. Ngày mai, tôi đi học với Nam B. Tôi đi với Nam
C. với Nam D. Nam
Câu 4 : Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?
A. Sài Gòn. 1979. B. Một hồi còi. C. Trời mưa rả rích. D. Mùa xuân.
Câu 5 : Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau :
“ Trong…… ta thường gặp nhiều câu rút gọn”
A. Văn xuôi B. Truyện cổ dân gian C. Truyện ngắn D. Văn vần (Thơ, ca dao)
Câu 6 :Trong tiếng việt, từ một câu chủ động có thể chuyển thành mấy câu bị động ?
A. Ba câu bị động trở lên B. Một câu bị động tương ứng
C. Hai câu bị động tương ứng D. Một hoặc hai câu bị động tương ứng
Câu 7 : Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận ?
A. Chứng minh B. Phân tích C. Kể chuyện D. Giải thích
Câu 8 : Câu văn “ Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”
A. Câu chủ động B. Câu bị động C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt
Câu 9 : Vì sao nói : “Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi”
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian
B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
D . Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình
Câu 10 : Trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng”, có mấy tuyến nhân vật chính ?
A. Một tuyến B. Hai tuyến C. Ba tuyến D. Năm tuyến
Câu 11 : Dòng nào sau đây không giống với công dụng của các câu còn lại ?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn
D. Nối các từ nằm trong một liên danh
Câu 12 : Các văn bản báo cáo giống nhau ở chỗ nào ?
A. Nội dung B. Thứ tự các mục C. Tên văn bản D. Số liệu báo cáo

II) TỰ LUẬN (7 điểm)
( Học sinh chọn một đề, trong hai đề sau để làm)
Đề 1 :Nhân dân ta thường có câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Đề 2 :Nhân dân ta có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ trên.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKII. NH: 2009-2010
MÔN: Ngữ văn, KHỐI: 7

I) TRẮC NGHIỆM ( 3điểm), mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu hỏi
Trắc nghiệm
Câu hỏi
Trắc nghiệm

1
C
7
C

2
A
8
A

3
D
9
C

4
A
10
B

5
D
11
D

6
D
12
B


II) TỰ LUẬN (7 điểm)
(Học sinh chọn 1 trong 2 đề khi làm bài)
Đề 1 :Nhân dân ta thường có câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
I) Hình thức : Bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết luận), hướng đúng nội dung của đề
II) Nội dung :
- Mở bài : Giới thiệu được nội dung câu tục ngữ (Rèn luyện đức tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Phú Hào
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)