Đề thi HKI văn 7
Chia sẻ bởi Đặng Thị Hồng Phiên |
Ngày 11/10/2018 |
107
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI văn 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS…Biên Giới…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKI - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: … NGỮ VĂN …… ; LỚP: 7
Thời gian: …90…… phút (không kể thời gian phát đề)
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Cấp độ
Nội dung
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài Thơ Cảnh Khuya
1
1đ
1
1đ
Biện pháp tu từ điệp ngữ.
Từ đồng âm
3
1,5 đ
1
0,5 đ
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học bài thơ Rằm tháng giêng
1
5đ
1 ý
1 đ
Tổng cộng
4
2,5 đ
1
1đ
2
5,5
1 ý
1 đ
B. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1(2 điểm): a.Chép lại bài thơ “ Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh.
b.Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2(2 điểm):
a.Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ?
b.Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với cặp từ đồng âm sau (trong câu phải có cả hai từ đồng âm) : bàn( danh từ) - bàn(động từ)
Câu 3(6 điểm):Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKI - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi : ........ NGỮ VĂN......................- LỚP 7
Nội dung
Điểm
Câu 1:
a. Bài thơ Cảnh Khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
b.Bài thơ miêu tả cảnh trăng rừng ở chiến khu Việt Bắc, Thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Câu 2:
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vây người ta gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Có ba dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng).
b.Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Đặt câu: Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn cho xong công việc.
Câu 3: Dàn ý:
* Mở bài:Giới thiệu chung bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, hoàn cảnh sáng tác: Cảm xúc gợi lên từ bài thơ:tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác.
* Thân bài:
- Cảm xúc từ cảnh đêm trăng:
+ Cảnh đêm trăng được diễn tả bằng các từ ngữ gơi cảm, điệp từ Xuân.
+ Cảnh đêm trăng đẹp , tràn đầy sức sống gợi tình yêu thiên nhiên đất nước ở người đọc.
- Cảm xúc từ lòng yêu nước, sự hi sinh của Bác:
+ Trong bất kì hoàn cảnh nào Bác cũng lo nghĩ về cách mạng , về đất nước.
+ Bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Cảm xúc từ phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
+Bận việc quân, việc nước nhưng Bác vẫn không quên mở rộng tâm hồn để cảm nhận cảnh đêm trăng đẹp. Con thuyền chở đầy trăng gợi suy nghĩ về niềm tin của Bác vào sự thắng lợi, ánh trăng thanh bình soi sáng khắp nơi.
+ Phong thái của bác gợi suy nghĩ về tinh thần lạc quan của con người:Trước những hoàn cảnh khó khăn, những công việâc to lớn , nặng nề, cần phải có niềm tin vào sự thành công. Nó sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
* Kết bài: Aán tượng chung về bài thơ.
1
1
1
1
1
1
1
2
1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Hồng Phiên
Dung lượng: 51,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)