ĐỀ THI HKI HOÁ HỌC 8 (2012-2013)

Chia sẻ bởi Lien Son Tung | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HKI HOÁ HỌC 8 (2012-2013) thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ______________________ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2012 – 2013 MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài: 60 phút
(Không kể thời gian giao đề).
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1 (1,0 đ): Phát biểu quy tắc hoá trị và viết biểu thức minh hoạ.
Câu 2 (1,5 đ): Một hợp chất A có phân tử gồm 2 nguyên tử X liên kết với 5 nguyên tử oxi và nặng hơn khí hyđrô 71 lần.
a/ Cho biết tên của nguyên tố X ?
b/ Viết CTHH của hợp chất A ?
Câu 3 (2,0 đ): Lập công thức hoá học và tính PTK của hợp chất gồm các nguyên tố:
a/Mg và O.
b/ Ca và nhóm (PO4.
Câu 4 (2,5 đ): Cho 15,6 (gam) kim loại Kali phản ứng với khí oxi (đktc), thu được 18,8 (gam) hợp chất Kali oxit K2O.
a/ Lập phương trình hoá học của phản ứng.
b/ Tính số mol của K , K2O trong phản ứng trên.
c/ Tìm khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng và thể tích của lượng khí oxi này ở đktc.
II. PHẦN RIÊNG:
Thí sinh chỉ được phép chọn phần A hoặc phần B để làm bài.
II.1 – PHẦN A (3 điểm):
Câu 5 (1,5 điểm): Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất có trong mỗi phản ứng:
a/ Fe2O3 + H2SO4( Fe2(SO4)3 + H2O.
b/ C2H4O2 + O2( CO2 + H2O.
c/ (NH4)2Cr2O7( N2 + Cr2O3 + H2O.
Câu 6 (1,5 điểm): Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử của nguyên tố X là 40 hạt. Tìm số hạt proton, nơtron, electron ?
II.2 – PHẦN B (3 điểm):
Câu 7 (1,5 điểm): Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất có trong mỗi phản ứng:
a/ FeS2 + O2( Fe2O3 + SO2(
b/ (NH4)2CO3 + NaOH ( Na2CO3 + NH3( + H2O.
c/ S + HNO3( H2SO4 + NO(.
Câu 8 (1,5 điểm): Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử của nguyên tố Y là 49 hạt. Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Tìm số hạt proton, nơtron, electron ?
Cho: C = 12, H = 1, O = 16, P = 31, K = 39.
……HẾT……
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI – HOÁ HỌC 8 (2012 – 2013)
A. PHẦN CHUNG (7 ĐIỂM):
Câu
Đáp án
Biểu điểm

1
- Quy tắc hoá trị: Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
0.5 đ


- Biểu thức cho hợp chất là: x.a = y.b
0.5 đ

2
Đặt CTHH của hợp chất A là X2O5
0,25đ


Phân tử khối của hợp chất A là: 71 x 2 = 142 (đvC)
0,25đ


Ta có: 2.Mx + (16.5) = 142 ( MX = 31 (đvC)
0,25đ x 2


a) X là photpho.
0,25 đ


b) CTHH của hợp chất A là P2O5
0,25 đ

3
a) Gọi CTHH tổng quát là 
0,25 đ


Theo quy tắc hoá trị, ta có: x.II = y.II
0,25 đ


(
0,25 đ


Vậy CTHH của hợp chất là MgO.
0,25 đ


b) Gọi CTHH tổng quát là .
0,25 đ


Theo quy tắc hoá trị, ta có: x.II = y.III.
0,25 đ


(
0,25 đ


Vậy CTHH của hợp chất là Ca3(PO4)2.
0,25 đ

4
a) PTHH: 4K + O22K2O
0,5 đ
(ko cân bằng pứ: trừ 0,25đ)


b) nK = 

0,25đ x 2

0,25đ x 2


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lien Son Tung
Dung lượng: 57,17KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)